3 tư tưởng sai lầm của bố mẹ thế hệ sau 80

3 tư tưởng sai lầm của bố mẹ thế hệ sau 80

2016-06-02 11:44
- Thông thường, những ông bố bà mẹ của thế hệ sau năm 80 đa số nhận được sự giáo dục khá cao so với những thế hệ trước. Cũng chính vì vậy, họ trở nên vô cùng tự tin đối với tư tưởng và cách làm trong quá trình giáo dục con cái của mình.

Những ông bố, bà mẹ thuộc thế hệ sau 80 luôn thích căn cứ vào những trải nghiệm trưởng thành mà mình có được để đúc kết thành phương pháp giáo dục… Nhưng ngược lại! Cần phải nhắc bạn rằng, tự tin quá mức vào sự võ đoán của mình có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn trong tương lai đấy.

3 tư tưởng sai lầm của bố mẹ thế hệ sau 80

1. Thương con nghĩa là cho con một cuộc sống ưu việt nhất

Họ nói: Điều kiện sống ưu việt giúp chúng ta có thể tạo nên điều kiện sống vật chất tốt nhất cho con cái.

Họ làm: Trong những cuộc trò chuyện, trao đổi giữa những người lớn với nhau sẽ thường là: Làm sao chọn mua thực phẩm tốt cho con? Quần áo chất liệu nào tốt nhất cho con? Và mọi người cũng sẽ thường nhìn thấy con cái họ chơi những món đồ chơi đắc tiền. Thậm chí ngày nghỉ, họ còn đưa đứa trẻ chưa đầy 6 tuổi đến các lớp học đủ thể loại, trong khi đó lại lờ đi nhu cầu sinh lý và quá trình thể nghiệm cuộc sống của trẻ.

“Dường như sự đầu tư của người lớn lại không hề phù hợp với sự trưởng thành của trẻ”, chuyên gia giáo dục trẻ em còn cho biết: điều mà trẻ cần hơn nữa chính là có được kinh nghiệm trực tiếp từ bố mẹ trong cuộc sống, chẳng hạn như học cách sinh tồn trong cuộc sống, học tập tri thức từ trong những cuộc trò chuyện, mô phỏng… Bạn đừng lấy việc học xem như phản ảnh của kết quả, hãy chú ý đến sự xúc tiến những nhân tố trí lực và nhân tố phi trí lực trong quá trình trẻ học tập. Người lớn cần phải xuất phát từ nhu cầu tự thân và đặc điểm độ tuổi của trẻ, giúp trẻ có được trải nghiệm vui vẻ căn bản nhất từ quá trình sống, quá trình học tập ngay trong gia đình.

2. Đối đãi với con cái như “tiểu đại nhân”

Họ nói: Tôi hy vọng những tâm nguyện mà mình chưa hoàn thành có thể thực hiện ở bản thân con cái.

Họ làm: Những ông bố bà mẹ thế hệ sau 80 thường kỳ vọng quá cao vào con cái, thậm chí “đào tạo” con cái trở thành “bản sao” của chính mình. Mọi thức trong cuộc sống của con, họ đều dựa theo ý nguyện của bản thân mà thiết lập và dùng tư duy người lớn để định vị hành vi của con.

@ Trong khi trẻ nhận thức thế giới bằng góc nhìn của mình thì người lớn không ngừng đem những ý thức của mình “cài đặt” vào bộ não của trẻ, khiến cho trẻ nói những lời của người lớn, làm những chuyện của người lớn và họ còn cảm thấy tự hào vì điều đó. Các chuyên gia nhắc nhở: theo sự trưởng thành, trẻ dần dần hình thành sở thích và hứng thú của mình, nếu bố mẹ lựa chọn mọi hoạt động cho trẻ theo mong muốn của mình mà xem nhẹ nhu cầu của bản thân trẻ thì sẽ khiến chúng sinh ra loại tâm lý phản nghịch.

Trong giáo dục gia đình, hai chữ “giáo dục” là hoạt động song phương, không chỉ là người lớn giáo dục con cái mà hành vi của con cái cũng là quá trình giáo dục dành cho bố mẹ. Những ông bố bà mẹ trẻ tuổi nên xem con cái như người bạn, hạ số tuổi mình xuống để thử dùng cách tư duy của trẻ để tham gia suy nghĩ, chơi đùa cùng trẻ.

3 tư tưởng sai lầm của bố mẹ thế hệ sau 80

3. Dạy con cái chuyện gì cũng nói dân chủ

Họ nói: Chúng tôi tôn sùng tự do, dân chủ, hy vọng được tôn trọng hơn. Do đó, chúng tôi cũng dạy con biết cách nói dân chủ trong mọi chuyện.

Họ làm: Người lớn cho rằng tôn trọng và tán thành với mỗi một yêu cầu của trẻ chính là tiên tiến, là dân chủ. Khi con cái làm đúng việc gì đó, họ luôn hết lời khen ngợi “con của bố mẹ thật thông minh”, họ không nỡ từ chối yêu cầu của trẻ cho dù nó không hợp lý, họ cũng không thể hiện sự buồn lòng của mình đối với những yêu cầu vô lý này. Những ông bố bà mẹ này nghĩ rằng như thế sẽ có thể tạo ra môi trường giáo dưỡng dân chủ và đầy khoan dung cho đứa con của mình.

@ Các chuyên gia cho biết: Cách làm này đã đánh mất một điểm là: sự dân chủ không có nguyên tắc là một kiểu dung túng một chiều đối với trẻ, gây bất lợi cho sự phát triển cơ thể lẫn tâm lý ở trẻ. Nhìn vào cứ tưởng đúng là môi trường giáo dục “dân chủ”, nhưng thật ra là bố mẹ đang khiến con cái rơi vào “hố đen” đầy dục vọng. Dân chủ vô tội vạ sẽ khiến trẻ mất đi niềm vui thật sự, đồng thời còn hình thành những thói quen chỉ biết lợi ích cá nhân, không biết đứng ở vị trí người khác mà suy nghĩ. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hòa nhập của trẻ với xã hội sau này.

Minh Thư
Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 hotgirl Việt ngày càng xinh đẹp và gợi cảm

Đọc nhiều nhất