3 mẹo cực đơn giản giúp bé hay nói lắp cũng có thể nói dõng dạc, rành rọt trong thời gian ngắn

3 mẹo cực đơn giản giúp bé hay nói lắp cũng có thể nói dõng dạc, rành rọt trong thời gian ngắn

Quỳnh Trang 2018-02-22 07:00
- Trẻ nói lắp là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và đau đầu.

Nói lắp là như thế nào?

Nói lắp là một hình thức rối loạn ngôn ngữ phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện của tật nói lắp là bé nói không theo nhịp điệu thông thường, nói không thạo và hay bị gián đoạn. Khi nói, bé thường nói rất chậm, kéo dài, lặp lại các từ. Thường thì khi nói các bé sẽ rất lo lắng, bối rối nhưng càng lo lắng thì bé lại càng không thể nói được rành rọt.

Tật nói lắp thường phổ biến hơn ở những trẻ trước tuổi đến trường, ví dụ như các bé từ 2-4 tuổi. Bé trai thường nói lắp nhiều hơn bé gái.

Mẹ biết làm cách này, con hay nói lắp cũng có thể nói dõng dạc, rành rọt

Nguyên nhân khiến trẻ nói lắp

1.Yếu tố di truyền: nguy cơ nói lắp ở trẻ em lên tới khoảng 36-60% nếu trẻ có tiền sử gia đình mắc tật nói lắp.

2. Yếu tố tâm lý: Nếu trẻ sống trong một gia đình bất hòa, bố mẹ ly dị, thường xuyên sợ hãi, bị trừng phạt hoặc phân biệt đối xử, các em dễ bị lo lắng, trầm cảm, có cảm xúc tiêu cực và cuối cùng dẫn đến nói lắp.

3. Các yếu tố phát triển: Thông thường trẻ từ 1-2 tuổi bắt đầu biết nói. Trẻ lên 3 tuổi thường có thể nói một câu dài. Mức độ trưởng thành trí não của trẻ chưa đủ để diễn tả một câu phức tạp sẽ khiến trẻ nói lắp. Thông thường, khi lớn lên, bé đã đủ nhận thức về ngôn ngữ thì tật nói lắp sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu trẻ từ 5-8 tuổi vẫn nói lắp thì trẻ sẽ có thể bị nói lắp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.  

4. Yếu tố môi trường: Trẻ em có khả năng bắt chước mạnh mẽ. Vì vậy nếu các bé sống chung với những người nói lắp, rất có thể các bé sẽ học theo và bị nói lắp.

Làm thế nào để điều trị tật nói lắp ở trẻ?

Mẹ biết làm cách này, con hay nói lắp cũng có thể nói dõng dạc, rành rọt

1. Tạo sự tự tin cho trẻ

Điều đầu tiên bố mẹ có thể làm là giúp bé cảm thấy vui vẻ, tự tin khi nói. Từ đó, bé sẽ có thể nói rành rọt chứ không lắp bắp, bối rối như trước.

2. Loại bỏ căng thẳng tinh thần

Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất dẫn đến tật nói lắp. Bố mẹ hãy tạo cho con một gia đình hạnh phúc, ổn định để giúp con thoải mái tinh thần. Khi thấy con nói lắp, bố mẹ cần kiên nhẫn sửa đổi chứ không nên chỉ trích, trừng phạt thậm chí đánh đập khiến bé càng thêm căng thẳng.  

3. Hướng dẫn đúng

Nếu trong gia đình, bạn bè xung quanh có người nói lắp thì bố mẹ nên tránh cho con tiếp xúc với những người này.

Khi cha mẹ thấy con nói lắp, điều đầu tiên là họ cần kiên nhẫn lắng nghe con nói, không được tự do ngắt lời hoặc sửa lời của con. Hãy để con thoải mái diễn tả suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Sau đó, bố mẹ hãy nói chuyện từ từ, chậm rãi và bình tĩnh với con. Hãy làm gương cho con bằng cách nói chậm, phát âm rõ ràng để trẻ học theo. Khi trẻ có thể nói chuyện chậm, rõ ràng, rành rọt, bố mẹ hãy dành nhiều lời khen ngợi để tạo động lực cho trẻ. Bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ hát, đọc thơ theo nhịp điệu để tạo tâm trạng vui tươi, thoải mái, tự tin cho trẻ

Nhiều trẻ em không nói lắp nói lắp khi chơi trò chơi và kể chuyện, bởi vì bé có thể nói rất rõ ràng về những nội dung mà bé quan tâm và ghi nhớ. Vì vậy, bố mẹ nên động viên bé kể lại thật nhiều câu chuyện hoặc chơi trò chơi với trẻ.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 bộ phận này của phụ nữ càng lớn thì phúc khí càng vượng, phúc lộc càng dày

Đọc nhiều nhất