Trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa nói sõi hóa ra là do thói quen sai lầm này của bố mẹ

Trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa nói sõi hóa ra là do thói quen sai lầm này của bố mẹ

Quỳnh Trang 2019-09-02 19:00
- Bố mẹ chính là giáo viên đầu tiên của trẻ. Bố mẹ chính là người đầu tiên hướng dẫn những hoạt động cơ bản nhất cho trẻ. Bé 2 tuổi mà vẫn chưa thể nói rõ ràng, rành mạch, rất có thể bố mẹ đã mắc sai lầm trong quá trình nuôi dạy con.

 Đáp ứng quá nhanh với yêu cầu của bé

Nhiều bậc phụ huynh quá bao bọc và muốn làm mọi việc thay con, chăm chút con cẩn thận một cách thái quá. Bố mẹ thường đáp ứng yêu cầu của bé trước khi bé phát ra tín hiệu. Theo thời gian, bé không cần thể hiện cảm xúc hay yêu cầu của bạn thân bằng lời nói và động lực để học nói của bé bị kìm hãm.

Vì vậy, khi bé chỉ vào cốc nước, ngay cả khi bố mẹ đã hiểu được nhu cầu của trẻ, đừng vội vàng lấy nước cho trẻ mà hãy dạy bé nói “nước” trước tiên.

Trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa nói sõi hóa ra là do thói quen sai lầm này của bố mẹ

Hạn chế nói những câu dài với trẻ

Mặc dù khi mới tập nói, bé chỉ có thể nói bập bẹ vài từ nhưng bố mẹ cũng cần nói với bé bằng những câu dài để bé tập nói những câu dài. Ví du: Khi bé giơ tay và nói “Mẹ ôm”, mẹ nên ôm bét thật chặt và nói: “Mẹ đến ôm con”.

Không sửa khi bé phát âm sai

Trong quá trình học nói, bé nào cũng phát âm sai. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại thường lặp lại những lần phát âm phát âm của bé khiến bé lầm tưởng phát âm sai đó là đúng. Do đó, tình trạng phát âm sai của bé sẽ khó thay đổi sau một thời gian dài.

Trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa nói sõi hóa ra là do thói quen sai lầm này của bố mẹ

Môi trường ngôn ngữ quá hỗn tạp

Trong nhiều gia đình, có hai hoặc ba phương ngữ khác nhau. Cha mẹ, ông bà, v.v ... mỗi người có phương ngữ riêng. Môi trường ngôn ngữ phức tạp và nhiều phương ngữ cùng tồn tại khiến bé khó học nói, dẫn đến chậm nói.

Thức ăn của trẻ được nghiền quá nhuyễn

Một số cha mẹ quá lo lắng, sợ rằng thức ăn của con mình quá cứng, quá khó tiêu hóa nên thường cho bé ăn bột gạo, thịt băm, trái cây xay quá nhỏ. Tuy nhiên, việc chuẩn bị thức ăn này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển cơ miệng của bé. Việc bé hay chảy nước dãi, nói chuyện không rõ ràng, nói ngọng, nói lắp, thường là do cơ miệng không được tập luyện đúng mức.

Trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa nói sõi hóa ra là do thói quen sai lầm này của bố mẹ

Bố mẹ nên bổ sung thức ăn dặm theo đúng lứa tuổi của bé. Khi bé được 4 - 6 tháng, bố mẹ nên cho bé ăn thực phẩm được xay nhuyễn. Khi bé được 8-9 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn thực phẩm thô như thịt xay, cà rốt, khoai tây cắt miếng. Khi bé được 10-12 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn thức ăn thô, dai hơn. Sau 1 tuổi, mẹ nên tập cho bé ăn uống như người lớn.  

Trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa nói sõi hóa ra là do thói quen sai lầm này của bố mẹ

Trẻ em dùng các thiết bị điện tử

Bây giờ công nghệ ngày càng phát triển, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu. Vì vậy, bây giờ nhiều phụ huynh thường cho trẻ xem TV, điện thoại để thay vì nói chuyện, giao tiếp với trẻ. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ cũng như thị lực của trẻ.

Quỳnh Trang/Theo Twgreatdaily

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 cách an toàn và dễ làm để rã đông thịt

Đọc nhiều nhất