10 rắc rối thường gặp khi cho con bú khiến mẹ cực kì lúng túng

10 rắc rối thường gặp khi cho con bú khiến mẹ cực kì lúng túng

2016-06-17 10:27
- Cho con bú là bản năng tự nhiên để nuôi một em bé, nhưng không có nghĩa là việc đó dễ dàng. Bạn sẽ luôn gặp các bà mẹ trẻ than phiền về các vấn đề bé không chịu bú, mẹ bị nứt đầu ti hay bé bị sặc sữa...
Bản năng của người phụ nữ sau khi sinh con là cho con bú. Thế nhưng, các bà mẹ, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ thường phải đối mặt với 10 vấn đề dưới đây.
1. Bé không ngậm vú
Có rất nhiều lí do dẫn tới việc một đứa trẻ không chịu bú mẹ. Có thể đó là do trong mấy hôm đầu lượng sữa chưa về nhiều, mẹ phải cho bé bú bình nên bé quen với dòng chảy mạnh của bình mà từ chối bú mẹ; hoặc do núm vú mẹ quá to/ bị lõm khiến bé cảm thấy khó để ngậm... Một trong những cách kỳ diệu để giải quyết vấn đề này là cho bé bú trong tư thế da áp da. Tức là bạn bỏ áo của cả mẹ và con đến thắt lưng, mẹ nằm hơi ngả ra để bé nằm trên ngực. Khi em bé của bạn đã sẵn sàng, bé sẽ trườn xuống đến vú và ngậm vào bú. Bạn có thể cho bé uống sữa bằng thìa hoặc ống bơm cho đến khi bé tìm ra nguồn sữa từ vú mẹ; đồng thời lúc này nên dùng tay vuốt bầu ngực để sữa xuống nhiều hơn.
10 vấn đề thường gặp với các bà mẹ cho con bú
2. Ngực bị rỉ sữa
Nhiều bà mẹ mới sinh hay bị rỉ sữa do thời gian giữa hai cữ bú của bé quá lâu hoặc bé bỏ lỡ một cữ bú. Vấn đề này không ảnh hưởng về sức khỏe nhưng trong một số trường hợp sẽ khiến các bà mẹ cảm thấy lúng túng. 
Để xử lý việc này bạn có thể dùng một miếng lót ngực bằng vải mềm đặt vào trong áo ngực để thấm hút sữa bị rỉ ra. Nếu em bé chưa thể bú ngay, bạn hãy dùng tay ấn ngực ép vào cơ thể, hoặc bắt chéo hai cánh tay và ép vào phía ngực sẽ giúp sữa không bị chảy ra nữa.
3. Núm vú mẹ có màu đỏ hồng và đau khi bé bú
Đây là triệu chứng của bệnh tưa miệng, một bệnh nhiễm trùng nấm men được gọi là Candida albicans. Em bé của bạn cũng có thể bị nhiễm trùng ở miệng hoặc mông. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tìm mua thuốc tím gentian ở các hiệu thuốc, bôi hai lần một ngày (trong ba đến bốn ngày) lên núm vú trước khi cho bé bú để bé cũng được điều trị.
4. Bé vừa bú vừa ngủ chỉ sau vài phút
Nhiều mẹ băn khoăn liệu bé có vẫn đang bú khi thấy bé gà gật ngủ rất nhanh sau khi vừa ngậm vú. Cách đánh thức tốt nhất đối nhất đối với trẻ sơ sinh là một ngụm sữa. Bạn chỉ cần bóp nhẹ vú bằng ngón cái và các ngón còn lại để kích thích sữa chảy vào miệng bé, khi đó bé sẽ phản ứng bằng cách nút và nuốt sữa. Lặp lại động tác này khi bé có dấu hiệu ngủ gật hoặc vuốt ve dưới cằm cũng giúp đánh thức bé.
10 vấn đề thường gặp với các bà mẹ cho con bú
Các bé sẽ ngủ gật trong lúc bú nếu dòng chảy sữa chảy ít đi
5. Mẹ thấy đau khi bé bú
Một số bà mẹ mới có con lần đầu có thể bị đau khi cho bé bú, nhưng cơn đau này không xảy ra ngay. Điều này là do bé không ngậm đúng khớp trong lúc bú. Mẹ phải để miệng bé mở đủ rộng để ngậm cả núm và quầng vú, cằm bé ép vào ngực mẹ, đầu nghiêng nhẹ ra sau để mũi bé ở xa ngực. Mẹ cũng không nên để tay sau đầu bé khiến việc bú khó hơn. Nếu tư thế này không giúp bạn hết cảm giác đau khi bé bú, bạn hãy tham khảo ý kiến của các y tá để tìm ra cách điều chỉnh thích hợp.
6. Nứt núm vú

Bé bú sai cách là nguyên nhân phổ biến dẫn tới mẹ bị nứt hoặc đau núm vú. Vì vậy, nếu bạn thấy bé bú đau, hãy dùng ngón tay út lách vào miệng và nhẹ nhàng  đẩy miệng bé ra, sau đó đưa bé tới gần với ngực sao cho mũi và miệng của bé đối diện với núm vú mẹ giúp bé bú lại đúng cách hơn.

Trong trường hợp núm vú của bạn đã bị nứt hoặc đau, bạn hãy cho bé bắt đầu bú với bên ngực ít đau hơn vì các bé mút mạnh nhất vào đầu của mỗi bữa ăn. Khi bé đã bú xong, dùng một ít sữa mẹ bôi lên đầu núm để làm dịu chỗ đau. Sữa mẹ có tính kháng khuẩn cao, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng núm vú. Hoặc bạn cũng có thể bôi kem vitamin E để nhanh lành vết nứt.

10 vấn đề thường gặp với các bà mẹ cho con bú

Nếu bé bú không đúng cách, núm vú của mẹ sẽ bị áp lực của nướu và lưỡi ép lên, gây đau

7. Bé nghẹn và bị sặc sữa trong lúc bú
Một số bà mẹ có nhiều sữa hơn những người khác và do đó sữa của họ chảy ra nhiều với tia sữa mạnh giống như các bé được bú từ một vòi nước. Phân của những bé này thường có màu xanh và có bọt. Bạn có thể thử thay đổi bằng cách cho bé bú luân phiên hai bên ngực sau mỗi hai đến ba phút để cân bằng dòng chảy. Nếu việc này vẫn không giúp được nhiều, bạn hãy áp dụng phương pháp thứ hai: trong vòng bốn giờ, mỗi khi bé muốn ăn thì chỉ cho bé bú ngực bên trái. Ngực bên phải lúc này sẽ căng lên, đồng thời có nghĩa là sữa cũng sẽ sản sinh ít hơn. Sau đó đổi sang ngực bên phải trong bốn giờ tiếp theo.
8. Ứ sữa
Ngực bị căng sữa là hiện tượng bình thường trong vòng 1 đến 2 tuần đầu sau khi sinh, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục thấy khó chịu sau thời gian đó: ngực cương, sưng lên và gây nhức, thì bạn đang bị ứ sữa. Nguyên nhân là do bé thường xuyên không bú cạn sữa trong khi sữa vẫn tiếp tục về khiến sữa bị ứ đọng trong ngực, gây căng nhức. Với tình trạng này, bạn cần phải cho bé bú liên tục hơn, từ 8 đến 12 lần mỗi ngày cả hai bên vú, chú ý để bé bú đúng cách giúp sữa ra nhanh và cạn kiệt. Bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của máy hút sữa sau khi bé bú để rút cạn sữa trong bầu ngực. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng gạc ấm trên ngực cũng là một biện pháp khuyến khích dòng chảy của sữa. 
10 rắc rối thường gặp khi cho con bú khiến mẹ cực kì lúng túng
Một số bác sĩ khuyên bạn nên đặt gạc ấm lên ngực khi cho bé bú và gạc lạnh giữa hai lần bú để giảm bớt tình trạng đau và kích thích sữa tiết ra nhiều hơn khi bé bú
9. Bé bú liên tục
Điều này là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Ngực của một số bà mẹ không lưu trữ được dung lượng sữa lớn vì thế các bé cũng phải ăn thường xuyên hơn để đủ lượng sữa cần thiết cho bé phát triển. Nếu em bé tăng cân tốt, thay ít nhất 3 tã mỗi ngày và núm vú của bạn không bị đau thì bạn không cần phải quá lo lắng khi bé bú liên tục. Bạn chỉ cần hỏi ý kiến bác sĩ khi bé bú nhiều mà không tăng cân
10. Bé bị trớ sữa sau khi ăn
Hầu hết các bé sau khi ăn đều trớ một lượng sữa nhỏ, có thể là do bé bú quá no hoặc bạn đặt bé hơi mạnh tay xuống giường sau khi bú xong. Nếu bé chỉ trớ một lượng nhỏ và vẫn tỏ ra vui vẻ, thoải mái cũng như tăng cân đều đặn thì bạn không cần phải lo lắng. Nhưng nếu bé trớ nhiều, với một lực mạnh giống như nôn, tỏ ra khó chịu sau đó và không tăng cân thì bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Không chỉ giới hạn ở 10 vấn đề trên, những người lần đầu làm mẹ chắc chắn sẽ còn gặp nhiều thách thức và đau đầu trong việc cho con bú. Thay vì loay hoay tự giải quyết, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ và tư vấn của những người mẹ có kinh nghiệm để biết cách xử lý các tình huống một cách thông minh nhất và tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ng. TA

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập 5 phút giúp chị em có 'cổ thiên nga', mùa hè tha hồ diện váy 2 dây khoe khéo

Đọc nhiều nhất