10 "không" để bé sơ sinh có giấc ngủ khỏe mạnh

10 "không" để bé sơ sinh có giấc ngủ khỏe mạnh

2016-04-21 11:16
- Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nhiều người lại mắc phải những cái "không nên" phổ biến khiến cho giấc ngủ của bé thiếu sự khoa học cần thiết.

Giấc ngủ luôn gắn liền với sức sinh trưởng phát triển khỏe mạnh ở trẻ. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ thường vướng phải những quan niệm thiếu khoa học khi vỗ về giấc ngủ cho bé. Sau đây là 10 cái “không nên” mà bạn cần tránh để giúp bé tập thói quen ngủ có lợi cho sức khỏe.

1. Không nên ngậm ti khi ngủ

Có nhiều bé nếu không ngậm bầu vú mẹ hoặc ngậm ti giả của bình sữa thì không thể nào ngủ được. Như thế lâu dài, mỗi lần bé tỉnh giấc sẽ có ý thức bú sữa. Thói quen ăn uống nhiều lần liên tục này dễ khiến chức năng dạ dày của bé bị rối loạn. Thêm vào đó, sau khi ngủ, nếu chiếc miệng nhỏ nhắn của bé vẫn bị đầu ti “lấp đầy” cũng dễ khiến cho hô hấp không được thông suốt, làm giảm chất lượng giấc ngủ, thậm chí có thể gây nghẹt thở. Ngoài ra, ngậm ti khi ngủ còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường cho răng và vấn đề vệ sinh khoang miệng của bé.

2. Không nên cho bé ngủ trong môi trường quá yên tĩnh

Thông thường từ 3-4 tháng tuổi, bé mới bắt đầu tự nuôi dưỡng được khả năng điều tiết “kháng nhiễu”. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, khoảng 30% trẻ sơ sinh lại không học được cách “kháng nhiễu” này. Điều này cũng có nghĩa là chỉ cần một chút động nhỏ thôi thì bé sẽ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Kỳ thực, bạn nên để bé quen dần với việc ngủ trong môi trường “tiếng ồn gia đình”, người lớn không nhất thiết phải đi thật nhẹ nhàng, hoặc không dám phát ra tiếng động nào dù rất nhỏ. Nếu bạn đặc biệt dành một không gian quá yên tĩnh để bé ngủ, về lâu dài bé sẽ có thói quen ngủ “yên tĩnh tuyệt đối”, mà một môi trường như thế rất khó có được trong cuộc sống hiện thực sau này của bé.

10 cái không nên để bé có giấc ngủ khỏe mạnh

3. Chăn đắp không nên quá dày

Nhiều người sợ bé bị lạnh nên thường đắp chăn thật dày hoặc “quấn kín” trong lúc bé ngủ. Trong khi cơ thể bé còn non yếu, sức nặng của chiếc chăn dày có thể khiến bé khó hô hấp, ngoài ra nhiệt độ quá cao còn khiến bé bồn chồn không yên và dễ khóc quấy, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Cho bé ngủ trong môi trường nhiệt độ nóng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với thời tiết lạnh, khiến bé sau khi trưởng thành lúc nào cũng “yếu không nên ra gió”.

4. Không nên cho bé ngủ trong tiếng hát ru

Bé thường ngủ say giấc trong tiếng hát ru dịu dàng của mẹ, nhưng chuyên gia lại không khuyến khích bạn tập cho bé ngủ “có điều kiện” này. Bé cần phải học được cách ngủ một cách tự nhiên mà không cần tác động hỗ trợ nào, đồng thời sau khi tỉnh giấc vẫn có thể ngủ lại mà không cần phải được nghe hát ru hay bất cứ sự vỗ về nào.

5. Không nên cho bé ngủ quá lâu vào ban ngày

Bé ngủ quá lâu vào ban ngày thì ban đêm sẽ ngủ không ngon, thậm chí hay khóc quấy khiến cả người lớn cũng mất ngủ theo. Nghiên cứu chứng thực, ban đêm ngủ không đủ giấc và ngủ vùi vào ban ngày sẽ khiến bé sinh trưởng phát triển chậm, sự chú ý, trí nhớ, khả năng sáng tạo và kỹ năng vận động đều kém. Ngoài ra, thiếu ngủ vào ban đêm còn làm rối loạn sự tiết ra bình thường của kích thích tố sinh trưởng, khiến hệ miễn dịch bị tổn thương, mất cân bằng nội tiết.

6. Không nên thường xuyên đổi người chăm sóc

Do công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay phiên nhau chăm sóc bé. Tuy nhiên, đối với bé dưới 6 tháng tuổi mà nói, người trông coi bé khi ngủ luôn được bé xem là “người thân cận nhất”. Do vậy, khi có quá nhiều người chăm sóc sẽ khiến bé về mặt tâm lý khó thích ứng với sự thay đổi nhiều lần này.

7. Không nên cho bé ngủ quá muộn

Nhiều bé ngủ muộn lại xuất phát từ việc chính bố mẹ ngủ muộn, mà một trong những nguyên nhân là bố mẹ còn bận “chuyện hai người”. Nếu sắp xếp không khéo, bé dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Từ đó thời gian và chất lượng ngủ của bé cũng bị rút ngắn đi. Một loạt các kiểu “mất ngủ mang tính hành vi” cũng vì vậy mà phát sinh, biểu hiện có thể là: buổi tối đến giờ ngủ nhưng bé không chịu lên giường, bé nằm hoài nhưng khó ngủ, khi ngủ bé hay động, khả năng tự kiềm chế kém, tinh thần thiếu tập trung, tâm trạng không ổn định v.v…

10 'không' để bé sơ sinh có giấc ngủ khỏe mạnh

 

8. Không nên “cận kề chăm sóc” quá mức trước khi bé đi ngủ

Sau “nghi thức trước giấc ngủ” để bé cảm thấy dễ chịu (vỗ nhẹ lưng, mát xa, mở nhạc v.v…) mà bé vẫn chưa ngủ thì bạn có thể rời đi một lát. Bởi vì nếu cứ tiếp tục cố gắng sao cho bé ngủ mới thôi thì bé sẽ quen với sự liên tưởng chặt chẽ giữa việc ngủ của mình với hành động kề bên chăm sóc của người lớn. Sau này, chỉ cần bạn không ở bên cạnh, bé sẽ rất tức giận, khóc thét hoặc có hành vi kích động.

9. Không nên ỷ lại vào “giấc ngủ đong đưa”

Mỗi lần bé khóc, nhiều bà mẹ trẻ liền ôm bé vào lòng và bế vòng vòng khắp nhà, hoặc đặt bé vào nôi đong đưa không dám ngừng tay. Cách làm này cực kỳ bất lợi cho bé. Nếu không thực hiện đúng cách, những động tác rung lắc quá mức có thể khiến khoang trong xương sọ của não bị chấn động, nhẹ thì ảnh hưởng sự sinh trưởng của não, nặng có thể gây xuất huyết. Nguy cơ này sẽ càng cao đối với bé dưới 10 tháng tuổi.

10. Không nên ôm bé ngủ

Nhiều bà mẹ yêu con quá mức, thích ôm chặt bé ngủ. Tuy nhiên hành động này có thể khiến bé khó hấp thu không khí sạch và mới, gây bất lợi cho sức khỏe của bé, đồng thời còn có thể bị lây nhiễm các bệnh từ mẹ. Ngoài ra, ôm bé ngủ còn làm giới hạn không gian hoạt động tự do của bé, khiến tuần hoàn máu của bé gặp trở ngại.

Nguyệt Quế

>> Giải mã tín hiệu sức khỏe từ giấc ngủ của trẻ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Anh đừng bất chợt một ngày lại nhớ tới em

Đọc nhiều nhất