Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là gì? Có nguy hiểm không?

2020-11-14 13:01
- Bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Dị tật này gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

 1. Bàn chân bẹt là gì?  

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Một số trẻ bụ bẫm nhìn cũng dễ nhầm lẫn với bàn chân bẹt.  Dị tật này ở đa số trẻ sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.  

Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng.  

Hội chứng bàn chân bẹt  

Vòm bàn chân sẽ giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân  di chuyển . Thông thường, những người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị tật bàn chân bẹt, các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.   

2. Nguyên nhân gây chứng bàn chân bẹt  

Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi. Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.  

Gãy xương, mắc một số bệnh lý như thấp khớp hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì, đái tháo đường, người cao tuổi và mang thai là những yếu tố làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt.  

Trẻ nhỏ mắc hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không?  

Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số mắc chứng chân bẹt tùy theo cấp độ, có hoặc không kèm theo giãn hoặc rách gân cơ chằng sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng.  

3. Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?  

Không ít gia đình rất lo lắng, sợ sau này biến dạng tăng nặng ảnh hưởng đến hình thể, phong cách của các cháu. Thậm chí có cháu đã được mang giày nẹp chỉnh hình nhưng sau một thời gian thấy không hiệu quả, thậm chí chân trẻ còn yếu hơn trước.  

Đa số trẻ em sinh ra có bàn chân phẳng, lòng bàn chân không có hình vòm. Trong quá trình phát triển, vòm sẽ hình thành, quá trình này kéo dài từ 1 – 5 năm tuổi. Cấu trúc hình vòm giúp chúng ta đi lại linh hoạt hơn. Chỉ có một số ít bàn chân bẹt không tạo được vòm kể cả tới tuổi trưởng thành. Nhất là các cháu có bố hoặc mẹ cũng có bàn chân bẹt. Nếu không có triệu chứng gì thì bàn chân bẹt ít gây phiền toái cho cuộc sống của chúng ta.  

Nghĩa là “Bàn chân bẹt” ở trẻ nhỏ mới tập đi là một dạng của bàn chân bình thường ở giai đoạn đầu của cuộc sống vận động. Khi trẻ đứng lên hai bàn chân bẹt (Lòng bàn chân phẳng khít lên mặt sàn); khi nhón chân lên hoặc ngồi trên ghế, lòng bàn chân lõm như của người lớn; các xương của bàn chân hoàn toàn bình thường; vì vậy mới có tên gọi Bàn chân bẹt mềm mại hay Bàn chân bẹt chức năng; chứ không phải bàn chân bẹt biến dạng cứng nhắc, cấu trúc xương bị đảo lộn (Hiếm gặp hơn).    

 

Theo Suckhoe24

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách ''ngồi không'' mà vẫn đốt cháy mỡ thừa cho những ngày ở nhà nhiều

Đọc nhiều nhất