Bóp đậu phụ vùi xuống đất theo cách này, 1 tuần sau cây lớn phổng như tiêm thuốc

Bóp đậu phụ vùi xuống đất theo cách này, 1 tuần sau cây lớn phổng như tiêm thuốc

2019-11-03 12:51
- Đậu phụ có rất nhiều chất dinh dưỡng, không những tốt cho sức khỏe con người mà còn tốt cho cây trồng.

Ngoài các dưỡng chất tốt cho sức khoẻ con người, đậu phụ còn rất giàu chất khoáng như: Đồng, kẽm, canxi, magie nên khi sử dụng làm phân bón chúng tác động không nhỏ tới quá trình phát triển của cây.  

1. Cách làm phân bón bằng đậu phụ cho cây lớn nhanh như thổi  

- Làm phân bón cho hoa hồng  

Trước khi trồng hoa hồng, trộn đất với tỷ lệ: Một đất, một trùn quế và hai vốc trấu hoặc xơ dừa.  

Sau đó luân phiên, cứ khoảng 2 tuần chị sẽ thay đổi: 2 tuần chôn 5 quả chuối chín cả vỏ vùi dưới gốc. 2 tuần sau lại chôn 4-5 bìa đậu phụ bóp nát rắc gốc rồi phủ đất.  

Bóp đậu phụ vùi xuống đất theo cách này, 1 tuần sau cây lớn phổng như tiêm thuốc

- Làm phân bón rau ăn thời vụ  

Với các loại rau thời vụ như rau xà lách, cải,... bạn chỉ cần bóp nát đậu phụ rồi trộn trực tiếp với đất với hàm lượng khoảng 1kg cho 1,5-2m2 rau. Lưu ý: Vì đậu phụ khi phân hủy thường có mùi vì thế trước thu hoạch khoảng 3-4 ngày không nên bón phân.  

- Cây cảnh, cây bonsai  

Với cây cảnh, bạn xới đất xung quanh gốc cây rồi rải trực tiếp đậu phụ nát quanh gốc vùng rễ cây. Cây to khỏe bón 0,3-0,5kg/ cây, cây bé bón 0,1-0,3 kg/ cây.  

Bóp đậu phụ vùi xuống đất theo cách này, 1 tuần sau cây lớn phổng như tiêm thuốc

Lưu ý:  

- Sau khi bón phân nên phủ quanh gốc cây lớp xơ dừa hoặc rơm rạ mục để giữ ẩm cho cây cũng như tránh ánh sáng mặt trời làm phân bón quanh gốc cây biến chất, hạn chế nấm bệnh cho cây.  

- Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, cần bón chế phẩm đều đặn 1-2 lần/ tháng.  

2. Một số cách làm phân hữu cơ từ thực phẩm bỏ đi trong nhà  

Phân bón từ vỏ chuối 

Vỏ chuối rất giàu kali, tuy nhiên đối với cây sống trong không gian nhỏ như chậu, nếu bón vỏ chuối trực tiếp sẽ làm rễ bị thối. Do vậy, vỏ chuối cần phải sơ chế bằng cách xay nhuyễn với một nhúm muối hạt (hoặc nước vo gạo) và vài mảnh vỏ trứng để bổ sung canxi cho cây.  

Hỗn hợp này cho ra sản phẩm phân bón nhuyễn mịn, đặc sệt. Người dùng đem chúng trộn với đất và để đất nghỉ khoảng một tuần rồi trồng cây.  

Bóp đậu phụ vùi xuống đất theo cách này, 1 tuần sau cây lớn phổng như tiêm thuốc

Phân bón từ vỏ trứng  

Vỏ trứng được tạo thành từ hơn 95% khoáng chất, trong đó có đến 37% cacbonat canxi - chất thiết yếu trong việc tăng trưởng của thực vật cùng lượng lớn magie, kali, sắt và phốt pho.  

Để tận dụng nguyên liệu này, các mẹ có thể bóp vụn vỏ trứng hoặc xay nhỏ trước khi trộn vào đất để chúng phân hủy nhanh hơn, giúp đất hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng.  

Phân bón từ bã đậu nành và bã dừa  

Các gia đình thường xuyên làm sữa đậu nành và dầu dừa có thể tận dụng bã nguyên liệu để bón cho cây trồng trong nhà.  

Cụ thể, bạn trộn bã đậu nành và bã dừa theo tỉ lệ 1:1 vào đất ủ mục khoảng một tháng, sau đó, đem đi bón cho cây. Phân bón này giúp đất tơi xốp và tăng thành phần hữu cơ cho đất.  

Bóp đậu phụ vùi xuống đất theo cách này, 1 tuần sau cây lớn phổng như tiêm thuốc

Phân bón từ bã chè, bã cà phê  

Rải bã chè hoặc bã cà phê lên bề mặt của đất. Chú ý, các nguyên liệu này phải bỏ hết nước, chỉ lấy phần bã bởi nước chè, nước cà phê có thể làm đất mất đi độ tơi xốp. Không nên đổ trực tiếp bã chè còn nóng lên cây mà phải để nguội rồi mới bón nhằm tránh làm tổn thương cho cây trồng.  

Các loại cây ưa sống trong môi trường đất axit như hoa hồng, khoai lang, khoai tây, nha đam... rất chuộng loại phân bón từ bã cà phê.  

(Theo Lê Lê/ thoidaiplus.giadinh.net.vn)  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Chân to như cột đình bẩm sinh cũng thon dài như đôi đũa, chỉ nhờ 4 bài tập đơn giản trong 15 phút

Đọc nhiều nhất