Bón phân vi sinh vật nhằm mục đích gì? Công dụng của các loại phân vi sinh.
Phân vi sinh vật chính là sản phần của chế phẩm vi sinh nhằm đem lại hiệu quả cao trong ngành nông nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy phân vi sinh vật là gì và bón phân vi sinh vật nhằm mục đích gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm phân vi sinh là gì ?
Phân vi sinh là gì?
Phân bón sinh học là một chất có chứa các vi sinh vật sống, khi được bón vào hạt nhằm thúc đẩy sự phát triển bằng cách tăng cường cung cấp hoặc sẵn có các chất dinh dưỡng chính cho cây chủ.
Phân vi sinh đực chế phẩm chứa các chủng vi sinh có lợi cho đất và cây trồng. Các chủng vi sinh được chọn lọc kỹ lưỡng và đạt tiêu chuẩn mật độ mỗi loài phải lớn hơn hoặc bằng 108 CFU/g thì mới có thể sản xuất phân vi sinh. Ngày nay, phân vi sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp. Bởi không những tốt cho cây mà còn thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người. Các chủng vi sinh trong phân vi sinh vật sẽ tạo ra chất dinh dưỡng. Giúp cải tạo đất để tăng năng suất chất lượng nông sản.
Những chủng vi sinh vật có lợi như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải silicat, vi sinh vật kích thích sự sinh trưởng thực vật… Cũng tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu dinh dưỡng của đất mà cây trồng sẽ có loại phân bón vi sinh khác nhau.
Bón phân vi sinh vật nhằm mục đích gì?
Bón phân vi sinh vật nhằm mục đích:
- Cung cấp cho đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân để cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây.
- Nhằm cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất giúp đất tơi xốp không bị bạc màu.
- Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng để bổ sung các nguồn vi sinh vật có lợi.
- Tăng năng suất cây trồng góp phần nâng cao chất lượng nông sản.
- Giảm hàm lượng chất hoá học có trong nông sản, thân thiện với môi trường tạo điều kiện cho kền nông nghiệp phát triển bền vững.
Mục đích bón phân vi sinh
Phân bón vi sinh phù hợp với các loại cây trồng nào?
Phân bón vi sinh có thể sử dụng cho toàn bộ cây trồng từ ăn quả, rau, cây cảnh… Bởi tác dụng của phân bón vi sinh chậm hơn so với phân hoá học. Vì vậy những loại cây ngắn ngày sẽ dùng để bón lót nhiều hơn bón thúc. Còn với những loại cây thu hoạch theo mùa vụ sau mỗi đợt thu hoạch người dân sẽ bón phân vi sinh để bổ sung.
Khi bón phân vi sinh vật cho loại cây ăn quả, người nông dân cần bón vào 2 thời kỳ đó là vào mưa xuân và mưa ngâu. Nhằm tận dụng độ ẩn của những đợt mưa giúp cho vi sinh vật hoạt động tốt. Cách bón như sau:
Với loại cây ăn quả, câu lâu năm thì bón phân theo tán cây. Sau khi xới nhẹ xung quanh gốc cây thì rắc phân và lấp đất lên.
- Đối với cây chè người nông dân bón vào rãnh giữa 2 luống.
- Đối với lúa thì bón 10 kg/sào và thích hợp để bón lót và thích hợp bón lót sau khi làm cỏ đợt 1.
- Đối với ngô bón lót trước khi gieo hạt với 10kg/ sào Bắc Bộ với 50% ure và 50% phân lân. Đên khi ngô phát triển 3-4 lá thì bón tiếp rồi vun gốc.
- Đối với cây rau phân vi sinh dùng để bón lót và có khả năng thay thế được từ 50 đến 100% lượng phân urê và phân lân. Còn đối với loại rau ăn lá có khả năng thay thế được 50%. Còn rau củ 70% và rau ăn quả 100% lượng ure.
- Đối với cây trong chậu người nông dân trộn 1kg phân bón vi sinh với 2-3kg đất bột để bón cho cây. Giữ cho đất luôn ẩm để phân vi sinh vật phát huy công dụng tốt nhất
Phương pháp sử dụng phân vi sinh hiệu quả
Muốn sử dụng phân vi sinh đạt hiệu quả cao thì không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phân bón hoá học trong thời gian sử dụng phân vi sinh. Không nên trộn phân vi sinh với phân hoá học và tro bếp, csc vi sinh vật sẽ bị chết. Đồng thời duy trì độ ẩm cho đất để các vi sinh vật hoạt động tốt.
Công dụng của các loại phân vi sinh
Các loại phân vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng.
Loại cố định đạm (Nitơ)
Có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm nitơ, chủng vi sinh vật này có cơ chế hoạt động là chuyển hóa Nitơ từ không khí thành Nitơ. Để nuôi cây phát triển và giảm lượng đạm có trong phân hoá học.
Vi sinh vật phân giải lân (photpho)
Vi sinh vật phân giải lân (photpho) chứa chủng vi sinh vật có thể phân giải các hợp chất lân khó tan thành dễ tan. Giúp cho cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, đồng thời giúp cho cây chống chịu tốt hơn.
Loại phân giải chất hữu cơ (xenlulozo)
Loại phân giải chất hữu cơ xenlulozo gồm các chủng vi sinh vật có chức năng phân giải cellulose thành chất dinh dưỡng. Giúp đất ải thiện và tăng độ phì nhiêu cho đất.
Phân bón vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây
Phân bón vi sinh vật kích thích tăng trưởng gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau được chọn lọc để kích thích giúp cho cây phát triển tốt.
Phân vi sinh silicat
Phân vi sinh silicat có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất. Nhằm giải phóng các ion silic giúp cây trồng dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.
Ưu điểm của phân vi sinh so với phân hóa học
Ưu điểm của phân vi sinh giúp cho đất cải tiến tốt, cây phát triển mạnh. Cung cấp dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho đất và cây trồng. Khi bón phân sẽ cung cấp một lượng vi sinh vật có lợi. Giúp phân giải các chất dinh dưỡng và kích thích cây phát triển.
Phân bón vi sinh vật ra đời là phương pháp hiệu quả cho sự phát triển của đất và cây trồng. Còn tốt cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Hy vọng bài viết :"Bón phân vi sinh vật nhằm mục đích gì" sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về phân bón vi sinh vật.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất