Lý do khi trở về luôn nhanh hơn lúc đi? Khoa học xác nhận đây là hiệu ứng có thật
Tin liên quan
Chắc chắn rằng ai cũng đã từng trải qua cảm giác này: bạn thấy đường về luôn luôn ngắn hơn so với đường đi. Đó không phải ảo giáo đâu, rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đã được tiến hành và các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho nó là “hiệu ứng đường về” – “return trip effect”. Dù rằng thời gian đi và thời gian về trên cùng quãng đường ấy của bạn là không đổi (hay đổi thay chỉ chút ít), thì đường về sẽ luôn có cảm giác ngắn hơn.
Vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh hiệu ứng kì lạ này và người ta vẫn đặt ra câu hỏi về hiện tượng này bấy lâu nay.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng "hiệu ứng đường về" (return trip effect) là do sự quen thuộc.
Vì chúng ta đi qua cùng một tuyến đường và đã quen những cảnh vật xung quanh nên khi trở về nhà, chúng ta cảm thấy đi nhanh hơn.
Tuy nhiên lý do này không thực sự chính xác vì người ta phát hiện ra rằng hiệu ứng này vẫn xảy ra với việc di chuyển bằng đường hàng không hay khi đi tuyến đường khác.
Cách cơ thể cảm nhận thời gian không phải dựa trên số giờ, số phút đã qua đi, mà là cách đánh giá dựa trên ký ức của chúng ta.
Trong chuyến đi, chúng ta không cảm nhận sự khác biệt về cách thời gian trôi, nhưng sau khi đã về nhà, bạn sẽ cảm thấy chuyến đi về có vẻ ngắn hơn.
Ngoài ra, khi rời nhà, chúng ta thường có kế hoạch mình sẽ làm gì khi tới điểm đến. Do đó chúng ta phải chú ý thời gian, xem giờ nhiều hơn. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy thời gian không trôi đi nhiều.
Khi bắt đầu một chuyến đi, trong nhiều trường hợp, bạn thường hào hứng đến mức có cảm giác thời gian tới điểm đến là rất lâu. Vì vậy, khi trở về nhà, cảm giác hào hứng đó tan biến khiến chúng ta cảm thấy quãng đường về nhanh hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của ĐH Kyoto: Hiệu ứng chuyến về khiến não bộ chúng ta truy hồi lại quãng đường đã đi qua, từ đó tạo cảm giác rằng thời gian trở về nhanh hơn.
Cụ thể, nhóm tình nguyện viên được theo dõi đoạn phim ngắn về một người đi qua 2 trên lộ trình bất kỳ được cung cấp (có kèm bản đồ chú thích).
Lộ trình thứ nhất xuất phát từ một điểm tạm gọi là A, đến điểm tiếp theo là B. Tiếp theo là lộ trình từ điểm B quay lại điểm A như đã đề cập. Lộ trình cuối cùng thì khác biệt hoàn toàn: Từ một điểm cố định khác tên C đến điểm D.
Lý do thứ hai: Thời gian ngắn hơn so với chúng ta dự tính. Trên thực tế, ước lượng về thời gian khi đến một địa điểm cụ thể của chúng ta thường ít hơn so với thực tế ban đầu. Điều này lại trái ngược hoàn toàn với ước tính thời gian khi quay trở về.
Đây cũng là nguyên do khiến chúng ta có cảm giác con đường trở về ngắn hơn so với ban đầu. Và ở một nghiên cứu vào năm 2011 tại Hà Lan và Hoa Kỳ phần nào cho thấy nguyên nhân vừa đề cập.
Thu Trang (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất