Hiếm muộn suốt 2 năm nhưng đến khi mang bầu, nhà chồng chỉ hỏi duy nhất một câu khiến nàng dâu uất nghẹn
Tin liên quan
Sau khi kết hôn, hầu như gia đình nào cũng mong muốn nhà mình sớm có thêm người, luôn vui vầy bên tiếng cười trẻ thơ. Nhưng vì nhiều lý do, nhiều cặp vợ chồng vẫn chưa thể thỏa ước mong được làm cha, làm mẹ. Ngay cả khi mang bầu rồi, nhiều nàng dâu vẫn chịu cảnh ấm ức vì bị nhà chồng tạo áp lực.
Mới đây, trong một hội nhóm kín chuyên tâm sự về chuyện gia đình, một nàng dâu tên T.N đã chia sẻ tâm sự, nỗi niềm của mình. T. N cho biết, sau khi kết hôn, cô và chồng đều ước mong sớm được làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, cả hai mắc một số vấn đề về sức khỏe nên chưa thể có con. Sau 2 năm miệt mài chạy chữa, cuối cùng T.N cũng nhận được niềm vui mang thai. Lúc cô mới mang bầu, cả gia đình chồng đều rất mừng rỡ và quan tâm đến cô. Tuy nhiên, đến khi cô mang thai được 7 tuần, hầu như gia đình cô chỉ quan tâm đến...giới tính của đứa trẻ trong bụng T.N.
(Ảnh minh họa)
Không những vậy, sau khi T.N nói đứa bé trong bụng mình là gái, chồng và nhà chồng cô bỗng thay đổi hẳn thái độ và trở nên thờ ơ, hờ hững với cô. Không những thế, chị chồng thậm chí còn mỉa mai chỉ vì cô mang bầu con gái. Đang mang thai, tâm trạng luôn buồn bã, nhạy cảm, T.N đã lên mạng tâm sự với mọi người.
Trích tâm sự của T.N:
"Vợ chồng hiếm muộn, mãi gần 2 năm chữa trị các kiểu thì giờ cũng bầu rồi. Lúc em bảo bầu ai cũng mừng vì mong mãi, có vẻ cũng quan tâm và mừng cho 2 vợ chồng. Tuy nhiên, sau đó thì nhà chồng em suốt ngày gọi hỏi xem em bé trong bụng em là trai hay gái từ lúc bé được 7 tuần. 16 tuần, em đi siêu âm nhưng bé nhà em vẫn giấu không cho trai hay gái nên em bảo chắc là gái rồi.
Dòng tâm sự của T.N nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều người dùng khác.
Trong tư tưởng của nhiều gia đình truyền thống ở châu Á, con trai mới là người có thể gánh vác các trách nhiệm gia đình, phụng dưỡng bố mẹ còn con gái thì không.
Theo đó, con trai được xem là “có giá trị” hơn con gái, kiếm được nhiều tiền hơn, có khả năng làm việc tốt hơn, đặc biệt là trong nền kinh tế nông nghiệp ngày trước. Bên cạnh đó, quý tử trong nhà khi lớn lên sẽ là người mang nhiệm vụ duy trì dòng giống, thờ cúng tổ tiên và phụng dưỡng bố mẹ già.
Mặt khác, có con gái còn được xem là một gánh nặng ở nhiều đất nước vì cha mẹ thường áp lực phải chuẩn bị của hồi môn khi con kết hôn. Việc này chẳng khác nào có con gái giống như một vụ làm ăn "thua lỗ".
(Ảnh minh họa)
Tư tưởng trọng nam, khinh nữ dẫn đến hiện tượng chọn lọc giới tính thai nhi trước khi sinh. Tình trạng mất cân bằng giới tính này còn ảnh hưởng đến thị trường lao động, kéo theo đó là tội phạm bạo lực, tệ nạn buôn người, mại dâm gia tăng. Những hậu quả này không chỉ giới hạn trong Trung Quốc hay Ấn Độ mà còn lan rộng tới các nước láng giềng.
Sự thay đổi trong tư tưởng của người dân
Theo thời gian, sự cố chấp trong việc phải có con trai tại nhiều nơi không còn nặng nề như trước, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Kể từ năm 2001, Trung Quốc cũng đã cấm các bệnh viện cung cấp dịch vụ xét nghiệm giới tính thai nhi hoặc phá thai lựa chọn giới tính. 5 năm trở lại đây, tỷ lệ chênh lệch giới tính giữa bé trai và bé gái dần được cải thiện.
Các quan niệm mang tính gia trưởng cũng đang mất dần ảnh hưởng khi cấu trúc kinh tế và xã hội thay đổi. Con trai từng được coi trọng vì giỏi lao động chân tay, duy trì nòi giống và phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Giờ đây, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng con gái cũng có thể đáng tin cậy như con trai, nếu không muốn nói là có năng lực và chu đáo, tinh tế hơn.
Một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Nhân dân Trung Quốc và Đại học Bắc Kinh đã khảo sát hơn 4.300 gia đình ở 10 thành phố của Trung Quốc cho thấy cha mẹ có con gái hạnh phúc hơn những người có con trai.
An Na
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất