Nguy hiểm khôn lường khi bà bầu mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
2015-12-17 13:57
- Không chỉ có HIV, bạn còn có thể mắc rất nhiều các bệnh khác lây nhiễm qua đường tình dục trong suốt thời kỳ mang thai. Quan hệ tình dục an toàn do đó cần phải là ưu tiên hàng đầu.
Tin liên quan
Không ai có thể miễn dịch với các bệnh lây lan qua đường tình dục, kể cả các bà bầu cho dù họ không thường xuyên quan hệ tình dục trong giai đoạn này. Và bạn cũng cần biết rằng bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngay cả khi không giao hợp. Ví dụ, khi bạn quan hệ tình dục bằng miệng, bạn có thể lây nhiễm bệnh từ cơ thể người bạn đời, qua dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng. Mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm với tất cả mọi đối tượng, nhưng lại càng nguy hiểm hơn đối với bà bầu. Một vài loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm bệnh cho em bé, đe dọa đến tính mạng của em bé. Trong một vài trường hợp, các bệnh này có thể gây ra những vấn đề phát triển lâu dài cho trẻ sau này.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai
HIV
HIV tiêu diệt các tế bào miễn dịch của cơ thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi và tạo điều kiện cho bệnh tật tấn công. Virut này có thể lây nhiễm từ mẹ đến con thông qua nhau thai, quá trình sinh hoặc cho con bú. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay, người mẹ có thể giảm nguy cơ lây truyền HIV sang con.
Bệnh giang mai
Đây cũng là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể truyền từ mẹ sang con, gây sinh non, thai chết lưu hoặc tử vong cho trẻ sơ sinh. Nếu không điều trị bệnh giang mai ở trẻ sớm có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khuyết tật não, mắt, tai, tim, răng… Xét nghiệm máu có thể cho biết liệu người mẹ có bị mắc bệnh này hay không.
Viêm gan siêu vi B và C
Cả 2 bệnh viêm gan siêu vi B và C đều gây ra nhiễm trùng gan và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Em bé nhiễm các loại siêu vi rút này có thể bị mắc bệnh gan mãn tính hoặc ung thư gan khi lớn lên. Tuy nhiên, kiểm tra sức khỏe có thể giúp phụ nữ ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho em bé hoặc có biện pháp điều trị cho bé ngay sau khi sinh.
Bệnh Chlamydia
Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến nhất của phụ nữ khi mang thai. Kết quả là người bị bệnh dễ bị chảy máu khi quan hệ tình dục, ngứa, có cảm giác bỏng rát, âm đạo có mùi và các triệu chứng khó chịu khác. Nếu không được điều trị sớm, bệnh Chlamydia có thể gây sinh non, vỡ màng ối sớm hoặc trẻ sinh nhẹ cân. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm Chlamydia trong lúc sinh, vi khuẩn có thể lây nhiễm vào mắt và phổi của trẻ.
Herpes sinh dục (HPV)
Herpes sinh dục xảy ra nhưng gần như không có bất kỳ dấu hiệu đi kèm nào trong thời kỳ đầu. Bệnh có thể lây lan qua em bé trong lúc sinh. Nếu bà mẹ bị nhiễm herpes sinh dục trong quý thứ 3 của thai kỳ, cơ hội lây nhiễm bệnh cho em bé cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp phát hiện ra người mẹ bị nhiễm herpes sinh dục, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sinh mổ để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ sơ sinh.
Bệnh lậu
Bị bệnh lậu khi đang mang thai có thể dẫn đến tình trạng sinh non, trẻ nhẹ cân, vỡ ối sớm, nhiễm trùng da em bé và sảy thai. Cũng giống như cách phòng ngừa herpes sinh dục cho em bé, sinh mổ là biện pháp cần thiết để làm.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Đây không được coi là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng lại liên quan đến các hoạt động tình dục của nữ. Triệu chứng của bệnh là âm đạo có mùi, ngứa, rát và các triệu chứng khó chịu. Nhiễm khuẩn âm đạo cũng có thể dẫn đến các biến chứng như sinh non và trẻ nhẹ cân. Đôi khi, nhiễm trùng này cũng ảnh hưởng đến tử cung của người mẹ sau sinh.
Viêm âm đạo Trichomoniasis
Phụ nữ mang thai thường không được làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, dịch âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo Trichomoniasis. Loại viêm nhiễm này có thể dẫn đến các biến chứng và lây nhiễm cho em bé trong lúc sinh như các loại bệnh viêm nhiễm đã đề cập ở trên. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.
Những việc cần làm
1. Kiểm tra sức khỏe tình dục
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể được ngăn ngừa và điều trị trước và trong khi khi có thai. Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh trên, bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch sinh em bé và khi mang thai.
2. Thực hành quan hệ tình dục an toàn
Nếu ông xã bị nhiễm bất kỳ loại bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, bạn đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Hãy đề nghị ông xã của bạn đeo bao cao su khi quan hệ tình dục, kể cả khi quan hệ tình dục bằng miệng trong giai đoạn có thai.
3. Theo dõi các biểu hiện của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường âm đạo có mùi, ngứa quá mức, đau bụng dưới, có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu…
Nguyễn Mai – Nguồn: THS
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Người cần sẽ đến, người phải đi sẽ đi