Sự thật về trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ bị thiếu sắt
Tin liên quan
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, đặc biệt nó giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Vì vậy nếu thiếu sắt lâu dài sẽ gây ra những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt là hiện tượng các tế bào hồng cầu không có khả năng cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, kém ăn và tim đập nhanh. Mẹ bầu mang thai bị thiếu sắt được cho là có thể ảnh hưởng tiêu cực về mặt cảm xúc, khả năng học tập, trí nhớ của trẻ sau này. Chúng ta đều biết rằng sữa công thức đều có sắt, còn những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì sao? Liệu chúng có đứng trước nguy cơ thiếu sắt do bú sữa mẹ hoàn toàn?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất
Những thông tin cho rằng sữa mẹ không cung cấp đủ sắt cho trẻ hoàn toàn vô căn cứ. Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất mà không loại sữa đắt tiền nào có thể thay thế được. Một chất được chứng minh có ít trong sữa mẹ là vitamin D. Vì thế trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nên được tắm nắng và bổ sung vitamin D định kỳ.
Hàm lượng sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu với trẻ
Hàm lượng sắt trong sữa mẹ tuy không cao như trong sữa công thức nhưng nó lại rất dễ hấp thu đối với trẻ sơ sinh. Theo thống kê, khoảng 70% lượng sắt trong sữa mẹ bé hấp thu, trong khi đó, chỉ có khoảng 30% hàm lượng sắt từ sữa bò và khoảng 10% hàm lượng sắt từ sữa công thức được bé hấp thụ. Điều này do một số chất có trong sữa mẹ như lactoferrin khiến cơ thể bé dung nạp sắt tốt hơn so với các loại sữa khác.
Trẻ bú sữa mẹ có khả năng tự điều chỉnh “kho” dự trữ sắt của cơ thể
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu trẻ bú mẹ bị thiếu sắt, trẻ có thể tự tăng khả năng hấp thu sắt từ sữa mẹ, và từ đó làm tăng “kho” dự trữ sắt của mình. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ 6 tháng tuổi hoặc bé hơn bú sữa mẹ không có khả năng điều hòa sự hấp thụ sắt của mình, dẫn đến hấp thụ quá nhiều, gây ra trình trạng thừa sắt. Đến 9 tháng tuổi, bé mới có khả năng tự điều chỉnh lại khi cơ thể có dấu hiệu thừa sắt. Vì vậy, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên tùy tiện bổ sung thuốc sắt cho bé, sẽ gây nguy hiểm.
Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Các vi khuẩn có hại thường phát triển mạnh từ hàm lượng sắt tự do có trong ruột. Tuy nhiên, sắt trong sữa mẹ (lactoferrin) lại ngăn ngừa nguy cơ này. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thừa sắt, có thể thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Điều này làm gián đoạn hoạt động bình thường của ruột. Thừa sắt cũng gây ra tình trạng hấp thu kẽm kém và đôi khi gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Những trẻ nào có nguy cơ bị thiếu sắt khi chào đời
Trẻ có nguy cơ cao bị thiếu sắt nếu thuộc một hoặc nhiều trong các trường hợp sau:
- Do mẹ bị thiểu năng tử cung
- Do mẹ hút thuốc khi mang thai
- Do tiểu đường thai kỳ
- Do bị sinh non
Những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 2 năm đầu cũng không có nguy cơ bị thiếu sắt
Nhiều người lầm tưởng con lớn thì nên cai sữa, vì khi này sữa mẹ không còn chất nữa. Tuy nhiên nếu mẹ có chế độ ăn uống khoa học thì vẫn nên tiếp tục cho bé bú. Hãy duy trì cho con bú mẹ trong 2 năm đầu đời nếu có thể, bởi sữa mẹ vẫn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé.
Việt Hà – Nguồn: BB
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất