Nắm bắt những giai đoạn phát triển "tăng vọt" của bé sơ sinh

Nắm bắt những giai đoạn phát triển "tăng vọt" của bé sơ sinh

Nguyễn Mai 2015-12-03 15:20
- Sự phát triển tăng vọt là một bước phát triển tự nhiên và cần thiết cho mọi sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mẹ nên theo dõi giai đoạn phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của con mình về cả thể chất và tinh thần.
Giai đoạn phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh là gì?
Giai đoạn phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh là sự phát triển nhanh đột biến của trẻ trong một giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ cảm thấy nhanh đói và quấy khóc hơn bình thường. Mẹ cần phát hiện ra giai đoạn phát triển tăng vọt này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. 
Giai đoạn phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh bao gồm cả sự phát triển về thể chất và tinh thần. Cụ thể, trẻ sẽ đòi hỏi lượng dinh dưỡng lớn hơn bình thường và có nhiều phát triển đi kèm theo thời gian như lẫy, bò, tập đi và tập nói. 
Sự thực thú vị về giai đoạn phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh

-    Giai đoạn phát triển tăng vọt xảy ra ở trẻ sơ sinh trong thời kỳ bú sữa mẹ và bú sữa bình.

-    Mẹ cần cho trẻ bú liên tục trong suốt giai đoạn này để kiềm chế cơn đói của trẻ.

-    Giai đoạn phát triển tăng vọt ở mỗi trẻ khác nhau và vào nhiều thời điểm khác nhau, không cố định, nhưng nhìn chung chúng diễn ra từ 7 – 10 ngày sau sinh, trong tuần thứ 2, tuần thứ 6, tháng thứ 3, tháng thứ 4, tháng thứ 6 và tháng thứ 9.  Cũng trong các thời điểm này, cân nặng của trẻ tăng lên đáng kể.

-    Giai đoạn phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra chậm lại sau năm thứ 1.

-    Trẻ phát triển cân nặng nhiều trong năm đầu tiên, và phát triển chiều cao nhiều từ năm thứ 2 trở đi.

-    Giai đoạn phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh thường chỉ diễn ra trong 2 – 3 ngày nhưng đôi lúc có thể kéo dài đến 1 tuần.

-    Chiều cao của trẻ có thể tăng từ 20 – 25 cm sau 1 năm.

Nắm bắt những giai đoạn phát triển 'tăng vọt' của bé sơ sinh

Những thay đổi xảy ra khi trẻ phát triển tăng vọt

Trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển tăng vọt có thể không có nhiều biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên mẹ không nên bỏ qua việc theo dõi sự phát triển này của trẻ. Theo dõi sự phát triển qua cân nặng của trẻ là cách làm đơn giản để bạn thực hiện. Dưới đây là những thay đổi rõ ràng nhất của trẻ sơ sinh trong giai đoạn phát triển tăng vọt:

-    Tăng cân, tăng chiều cao và chu vi đầu

-    Phát triển nhiều hoạt động như bò, ngồi, đi, lăn lê

-    Nhanh đói, bú nhiều lần và nhiều sữa hơn

Những con số quan trọng về tốc độ phát triển của trẻ sơ sinh

Hãy đối chiếu cân nặng và chiều cao của em bé của bạn qua các chỉ số sau:

Mới sinh:

Chiều dài khi nằm: 48 – 53 cm

Cân nặng: 3 – 3,4 kg

Sự thay đổi cân nặng:

-    Tăng sau 13 ngày

-    Tăng gấp đôi so với cân nặng lúc sinh: sau 5 tháng

-    Tăng gấp 3 so với cân nặng lúc sinh: 12 tháng

Sự thay đổi chiều cao:

-    Tăng 50% chiều cao sau năm đầu tiên

Sự thay đổi chu vi đầu:

-    35 cm lúc sinh

-    44 cm sau 6 tháng

-    47 cm sau 12 tháng

Sự thay đổi cân nặng trong 6 tuần đầu tiên:

-    Trung bình 20g/ngày

Khi nào trẻ sơ sinh phát triển tăng vọt?

Giai đoạn phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh có thể xảy trong nhiều thời điểm khác nhau. Với trẻ mới sinh, sự phát triển thường kéo dài từ 2 – 3 ngày. Với những trẻ lớn hơn 1 tuổi, giai đoạn phát triển tăng vọt có thể kéo dài trong thời gian 1 tuần. 

Phát triển tăng vọt có liên quan đến chế độ dinh dưỡng?

Trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn giai đoạn mới sinh để được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tự nhiên của trẻ. Mẹ nên cho trẻ mới sinh bú trên 18 tiếng mỗi ngày để trẻ đạt được cân nặng tiêu chuẩn với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Để nắm rõ và xác định chính xác giai đoạn phát triển tăng vọt của bé, mẹ nhớ đón đọc những thông tin hữu ích trong bài sau, trên Emdep.vn nhé!
Nguyễn Mai - Nguồn: MJ
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Màu tóc nào cũng dám nhuộm, Vbiz ai 'tắc kè hoa' hơn Quỳnh Anh Shyn

Đọc nhiều nhất