Thai nhi 29 tuần tuổi - bé to như quả bí ngô!
Tin liên quan
Thai nhi 28 tuần tuổi, bé cưng đã nặng khoảng khoảng 1005g và dài chừng 37cm (đo từ đỉnh đầu đến gót chân). Thị lực của bé cũng phát triển nhanh hơn và bé có thể nhìn thấy ánh sáng qua tử cung. Mẹ tiếp tục theo dõi xem thai nhi 29 tuần tuổi phát triển ra sao nhé!
Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
Ở tuần thai thứ 29, bé đã nặng khoảng 1,1kg và dài hơn 38cm. Đôi mắt của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Các cơ bắp trở nên rắn rỏi hơn. Phổi cũng đã bắt đầu chức năng của mình và đặc biệt, não bộ đã phát triển hàng trăm neuron thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé, mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt…
Thời điểm này là lúc xương bé cần lượng lớn canxi để phát triển, mẹ nhớ uống thêm sữa hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi trong thực đơn của mình như phô mai, sữa chua…. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển, mỗi ngày bé cần khoảng 250mg canxi để hỗ trợ bộ xương phát triển cứng cáp hơn.
Thai nhi 29 tuần tuổi - mẹ thay đổi những gì?
Bé con của mẹ lúc này rất hiếu động, vì thế, gặp bác sĩ tư vấn là cần thiết lúc này. Mẹ có thể được hướng dẫn cách theo dõi cử động đạp của bé trong những khoảng thời gian nhất định của ngày. Mẹ nên báo cho bác sĩ biết ngay nếu nhận thấy con đạp bụng mẹ ít hơn. Mẹ có thể cần đến một thử nghiệm Non-stress (NST) để theo dõi tình trạng thai suy trong tử cung.
Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón có thể trở lại và gây phiền toái cho cuộc sống của mẹ. Tình trạng giãn cơ ở đường tiêu hóa cũng trở nên phổ biến do hoóc-môn tiết ra trong suốt thời gian bầu bí. Đặc biệt, khi mẹ ăn no một chút, quá trình tiêu hóa bị trì trệ gây đầy hơi khó chịu, ợ nóng, dễ dẫn đến táo bón.
Bên cạnh đó, tử cung của mẹ dãn ra tới một mức độ nào đó có thể gây ra bệnh trĩ. Những mạch máu tấy lên ở phần hậu môn là hiện tượng rất phổ biến trong thời gian mang thai nhưng sẽ mất đi ngay sau khi sinh.
Nếu mẹ bị ngứa hoặc đau hậu môn, hãy thử ngâm mình trong bồn tắm hoặc chườm đá kết hợp với thoa thuốc ở vùng da đau ngứa để giảm bớt sự khó chịu. Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế. Điều cần thiết hơn là nên nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào và thông báo ngay cho bác sĩ nếu mẹ có bất kì sự chảy máu lạ thường nào. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Một số bà mẹ phàn nàn về hội chứng hạ huyết áp trong suốt quá trình mang thai. Hạ huyết áp xảy ra khi mẹ nằm ngửa tạo sự thay đổi trong nhịp tim và huyết áp khiến mẹ thấy chóng mặt, khó chịu cho đến khi mẹ thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, việc đứng dậy đột ngột cũng khiến mẹ cảm thấy chóng mặt. Nằm nghiêng sang một bên có thể khiến mẹ cảm thấy thoải mái hơn đấy và hãy cử động thật nhẹ nhàng mỗi khi muốn thay đổi tư thế mẹ nhé.
Bé con đã to như quả bí ngô. (Ảnh minh họa)
Nghỉ dưỡng trong quá trình mang thai
Khi nào nghỉ phép là tốt nhất cho mẹ? Không có thời điểm nào đúng để ngừng làm việc cả. Một vài bà mẹ chọn nghỉ ngơi khi họ mang thai được 7 đến 8 tháng trong khi những người khác vẫn tiếp tục làm việc cho tới khi họ sắp sinh. Mẹ sẽ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi để biết liệu khi nào mẹ nghỉ ngơi là tốt nhất. Nếu các bác sĩ nhận thấy biến chứng của thai nhi thì mẹ có thể phải ngừng làm việc sớm hơn dự kiến.
Đừng ngạc nhiên nếu sau khi sinh con, mẹ cảm thấy khó khăn để rời xa con và bắt đầu làm việc trở lại. 78% các bà mẹ ngần ngại khi đi làm trở lại cơ đấy!
Cách tốt nhất để thảo luận vấn đề này với cấp trên: Mẹ nên liên hệ với một số đại diện về nguồn nhân lực để tìm hiểu thêm về những chính sách của nhà tuyển dụng liên quan đến mang thai và nghỉ thai sản hoặc một số đồng nghiệp đã có kinh nghiệm trước đó.
Sau đó, mẹ nên lên kế hoạch bao nhiêu thời gian là đủ cho việc nghỉ sinh của mình để báo sớm với sếp cũng như đồng nghiệp để sắp xếp công việc hợp lý cho đến khi mẹ đi làm trở lại.
Tuần này mẹ nên làm gì?
Hãy chuẩn bị sẵn sàng:
- Tã và khăn lau
- Những dụng cụ chăm sóc trẻ em như cắt móng tay, nhiệt kế, máy hút sữa, núm vú giả….
- Bột giặt không gây kích ứng cho con
- Khăn vệ sinh cho mẹ
- Khăn giấy và đĩa giấy để dễ dàng dọn dẹp sau bữa ăn.
Video sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
Xem thêm
Kinh nghiệm đi sinh ở bệnh viện phụ sản hà nội
Minh Phương (BBC)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất