Mẹ bầu sau sinh nhất định phải phục hồi tất cả 6 điều này thì mới gọi là "ở cữ" thành công

Mẹ bầu sau sinh nhất định phải phục hồi tất cả 6 điều này thì mới gọi là "ở cữ" thành công

2019-05-15 15:04
- Sau khi sinh, cơ thể của mẹ sẽ phục hồi dần dần và trở lại trạng thái bình thường trong vòng từ 6-8 tuần sau sinh. Nếu sinh thường, "mẹ tròn con vuông" thì sau 3 ngày mẹ con có thể xuất viện. Sau khi sinh, mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khoẻ để chăm sóc bé.

Sự co hồi dạ con

Trong thai kỳ, dạ con phải giãn nở và to ra rất nhiều để chứa nước ối và thai nhi, nhưng sẽ nhanh chóng co lại sau khi sinh khoảng một tuần. Khi mới sinh xong, dạ con vẫn còn lớn, khiến cho nhiều mẹ sinh xong mà bụng vẫn to như là "còn một bé nữa trong bụng". Đừng lo lắng nhé, sau khoảng 2 tuần, dạ con dần dần co lại và trở về vị trí ban đầu (ở giữa khung chậu). Khi đó, chúng ta không thể sờ thấy dạ con từ bên ngoài.

Mẹ bầu sau sinh nhất định phải phục hồi tất cả 6 điều này thì mới gọi là ở cữ thành công

Sản dịch

Sản dịch là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản. Sau khi sinh, niêm mạc tử cung sẽ hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài. Đó chính là máu sinh hay thường gọi là sản dịch. Qua việc theo dõi sản dịch, ta có thể xác định được tốc độ co hồi của dạ con. Từ 3-4 ngày sau sinh, dạ con chưa co hồi tốt nên sản dịch sẽ ra nhiều và có màu đỏ tươi. Những ngày sau đó, sản dịch sẽ ra ít và chuyển sang màu nâu sẫm rồi chuyển dần sang màu kem, không có gì bất thường. Khi dạ con đã trở lại trạng thái bình thường sẽ không còn sản dịch nữa. Sau khi sinh, mẹ phải chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên một số ít sản phụ bị kéo dài đến 45 ngày. Sau thời gian này, trong vòng 1 tuần, một số mẹ có thể thấy ra một ít máu đỏ tươi. Đó là kinh non – một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

Sữa mẹ

Sữa màu vàng tiết ra trong khoảng thời gian 1-3 ngày đầu sau khi sinh được gọi là sữa non. sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp cho một cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh.

Mặc dù khối lượng ít, nhưng sữa có nồng độ dinh dưỡng cao, sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành< và nhiều thành phần quan trọng khác như immunoglobulin, các yếu tố tăng trưởng, kháng thể, vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin.... Đó là minh chứng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên an toàn, lành mạnh.

Sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt. Thỉnh thoảng, lúc cho con bú, mẹ có thể cảm thấy đau dạ con, cảm giác đau này giống cảm giác đau báo hiệu sắp sinh. Đó là hiện tượng dạ con đang co lại do bị tác động bởi một loại hooc-môn xuất hiện trong quá trình cho con bú. Cho trẻ bú sớm sẽ kích thích dạ con co nhanh hơn.

Thay đối trọng lượng cơ thể

Mẹ bầu sau sinh nhất định phải phục hồi tất cả 6 điều này thì mới gọi là ở cữ thành công

Thường sau khi sinh, trọng lượng cơ thể mẹ chỉ giảm khoảng 6kg so với trước khi sinh, và sẽ từ từ giảm dần về trọng lượng cũ sau 1-2 tháng. Thường thì cơ thể của mẹ vẫn nặng hơn thời điểm trước khi mang thai vài kg vì lớp mỡ tích tụ nhiều ở bầu vú và các bộ phận khác. Những mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ thì sẽ càng dư cân nặng so với trước khi mang bầu. Để "xóa bỏ" hoàn toàn lượng cân nặng dư thừa này, hãy cho con bú mẹ hoàn toàn kết hợp với ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn (sau 6 tuần là mẹ đã có thể bắt đầu những bài vận động nhẹ nhàng rồi).

Thay đổi về tâm lý

Sau khi sinh, do sự thay đổi của lượng hoc-môn làm cho một số mẹ rất dễ cáu bẳn, trầm cảm hay buồn phiền một cách vô cớ. Triệu chứng trên gọi là trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng. Để giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cho mẹ, cha và người thân hãy động viên, gần gũi và chia sẻ với mẹ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh, đồng thời hướng dẫn, tạo điều kiện để mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Kinh nguyệt sau sinh và biện pháp phòng tránh thai

Việc bắt đầu có kinh trở lại sau khi sinh phụ thuộc vào sức khoẻ và cơ địa của từng người. Một số người có kinh trở lại sau khoảng 1-2 tháng. Có người khoảng 1 năm sau mới có kinh trở lại (khoảng thời gian cho con bú). Nhưng thông thường người mẹ sẽ có kinh trở lại sau khoảng từ 3-6 tháng.

Sau khi sinh, nếu mẹ không sử dụng các biện pháp tránh thai thì có thể sẽ vẫn có thai dù chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Có rất nhiều biện pháp tránh thai, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thông thường nhất là bao cao su. Mẹ đang cho con bú vẫn có thể dùng thuốc tránh thai nhưng cần chọn loại có một thành phần là progestin, vì không gây ảnh hưởng đến sữa và bé.

Theo Bé yêu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 bài tập đơn giản trước khi đi ngủ giúp nàng 'lười chảy thây' cũng có eo thon, chân dài

Đọc nhiều nhất