5 nguyên nhân gây sinh khó, khiến mẹ bầu chịu nhiều đau đớn
Tin liên quan
Người ta thường ví "gái chữa cửa mả" chẳng sai bao giờ. Phụ nữ một lần sinh nở là một lần "bước qua cửa tử"vì mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khác nhau.
Chúng ta đều hiểu rằng những câu chuyện khó sinh, những cuộc vượt cạn khó khăn không nên kể cho người mẹ mang thai biết để bà bầu tránh lo lắng gây ảnh hưởng về tâm lý. Tuy nhiên, việc nhận biết những nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh khó sẽ giúp thai phụ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc vượt cạn được suôn sẻ.
Các vấn đề khiến ca sinh nở trở nên gian nan, khó khăn bội phần có thể do phía người mẹ hoặc đến từ thai nhi. Vậy những nguyên nhân gây khó sinh là gì, làm thế nào để theo dõi và hỗ trợ người mẹ "vượt cạn" dễ dàng nhất?
Nguyên nhân thứ nhất: Thai nhi quá lớn
Kích thước tha nhi quá lớn là nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho mẹ bầu trong quá trình sinh nở. Cụ thể, thai to sẽ khiến thời gian sinh nở bị kéo dài. Hơn nữa, thai nhi quá lớn nếu được sinh thường có thể làm rách âm đạo. Nếu phần đầu chui được ra ngoài nhưng kẹt lại phần vai, bác sĩ sẽ buộc phải rạch tầng sinh môn kéo dài tới hậu môn để giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Một số trường hợp, bà bầu sẽ cần can thiệp y tế bằng cách sử dụng kẹp forcep hoặc cốc hút để giúp đưa trẻ ra ngoài. Nếu phải dùng đến phương pháp này đứa trẻ sẽ gặp nhiều rủi ro chấn thương não.
Đối với những bà mẹ có khung xương chậu hẹp, để đảm bảo an toàn cho người mẹ và đứa bé, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ bắt thai. Tuy nhiên, trong lần siêu âm gần kỳ sinh nở, sau khi xem xét các yếu tố khác nhau, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ biết về phương pháp sinh phù hợp. Có thể mẹ có tiền sử khó sinh nhưng đừng quá lo lắng. Mọi thứ đều an toàn bởi vì tại mọi thời điểm sẽ có đội ngũ bác sĩ, ý tá hỗ trợ cho đến khi đứa bé được chào đời.
Nguyên nhân thứ hai: Ngôi thai không thuận
Ngôi thai không thuận là nguyên nhân làm cuộc sinh nở của mẹ trở nên rất khó khăn. Thay vì ở ngôi thai thuận, phần đầu sẽ chui xuống trước để thai nhi dễ dàng ra ngoài thì ở ngôi thai ngược, phần dưới của bé lại được ra trước trong khi sinh. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, tử cung không thể giãn nở cho đến khi sinh, nếu quá 5 phút có thể gây tổn thương cho cả người mẹ và đứa bé.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ quyết định cách sinh nào để an toàn cho mẹ và con. Bác sĩ sẽ khám trong, kiểm tra âm đạo của người mẹ. Nếu thấy các chỉ số đều tốt, phần lưỡng đỉnh của bé, xương chậu của mẹ trong mức cho phép, họ sẽ tiến hành thủ thuật xoay ngôi thai để đổi tư thế của thai nhi về đúng vị trí. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này vẫn không hiệu quả.
Thông thường khi thai được 34 tuần, thai nhi sẽ bắt đầu chúc xuống phần xương chậu của người mẹ. Điều này cũng cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy nhiên, nếu ở tuần 32 - 34, thai nhi vẫn chưa quay đầu thì có thể nước ối thiếu nghiêm trọng làm thai nhi bị mắc kẹt, chậm phát triển và không đủ không gian để quay đầu. Một số động tác massage bụng nhẹ nhàng sẽ tăng cơ hội giúp thai nhi xoay về tư thế thuận. Tuy nhiên, nó sẽ không đảm bảo thai nhi có đổi tư ở những tuần cuối hay không. Nếu ở tuần 36 - 37, nước ối nhiều hơn, chuyên gia sẽ xoay vị trí ngôi thai và thông thường nó sẽ được giữ yên cho đến khi sinh. Tuy nhiên, để chắc chắn, mẹ nên mặc quần có thắt lưng để hỗ trợ ổn định vị trí thai nhi.
Nguyên nhân thứ ba: Hẹp khung xương chậu
Thông thường khung xương chậu của mẹ được cấu tạo để thai nhi dễ dàng chui lọt qua. Tuy nhiên, một số mẹ lại có khung xương chậu hẹp, dẫn đến khó khăn trong sinh nở. Xương chậu của người phụ nữ đo nếu dưới 150cm thì được chẩn đoán là hẹp. Điều này gây khó khăn cho việc em bé ra ngoài. Khi sinh, có thể chỉ một phần vai được ra ngoài, gây biến dạng thai nhi, điều này là nguyên nhân dễ gây dị tật bẩm sinh cho bé hoặc thậm chí là nguy cơ tử vong trên bàn sinh. Hầu hết các bà mẹ được chẩn đoán khung xương chậu hẹp được chỉ định bắt thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Khung xương chậu hẹp nhưng bạn muốn sinh thường chỉ có thể xảy ra khi trọng lượng thai nhi không lớn hơn 3000gram (3kg). Yếu tố quan trọng khác là sức khỏe của người mẹ phải đủ tốt. Đứa bé có thể được sinh thường nhưng người mẹ phải kiên nhẫn và chịu đựng
Nguyên nhân thứ 4: Co thắt tử cung
Những bất thường trong các cơn co thắt tử cung thường xảy ra ở những bà mẹ mang thai cao tuổi. Các cơn co thắt tử cung sẽ giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn và sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, các cơn co thắt quá mạnh hoặc quá yếu đều có thể gây hại cho mẹ và bé. Các cơn co thắt quá yếu gây kéo dài thời gian sinh nở, các cơn co thắt quá mạnh dễ gây suy thai, vỡ tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng thuốc kích thích tử cung co thắt dễ hơn. Nếu giải pháp này không hiệu quả, mẹ bầu sẽ được chỉ định mổ lấy thai.
Nguyên nhân thứ 5: Dây rốn
Dây rốn là sợi dây sinh học nối phần bánh thai và nhau thai, có nhiệm vụ cung cấp máu và các chất dinh dưỡng nuôi thai. Dây rốn bình thường sẽ dài khoảng 50 cm, có một số trường hợp sẽ ngắn hơn. Trong khi, một số dây rốn có thể dài hơn 100 cm. Đây có thể là một trong các nguyên nhân làm mẹ bầu khó sinh.
Dây rốn quá dài có thể quấn lấy cổ và thân thai khi thai nhi chuyển động hoặc xoay mình trong tử cung của mẹ. Không phải mọi trường hợp đều nguy hiểm. Nếu siêu âm và phát hiện sớm, đứa bé bị dây rốn quấn cổ vẫn có thể được sinh thường. Bởi vì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, bé sẽ cử động để các vòng dây này được nới lỏng hoặc tuột ra ngoài. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ luôn theo dõi em bé. Trường hợp nhận thấy thai nhi ít chuyển động, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim thai nếu phát hiện tim thai bất thường, điều này có nghĩa là bé bị thiếu oxy, mẹ bầu cần mổ lấy thai ngay.
Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho cuộc vượt cạn của mẹ trở nên khó khăn và gian nan hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng bởi vì đội ngũ y - bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ suốt trong quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các lịch khám thai định kỳ và chuẩn bị một tinh thần thật tốt là những yếu tố quan trọng giúp mẹ có thai kỳ thành công. Chúc các mẹ sẽ vượt cạn trơn tru, "mẹ tròn con vuông nhé"!
Theo WTT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất