Bố mẹ xót xa phát hiện con bị trầm cảm qua... bức vẽ

Bố mẹ xót xa phát hiện con bị trầm cảm qua... bức vẽ

2016-10-26 06:18
- Sự thiếu quan tâm của người lớn, cùng với tư tưởng “trẻ con chơi với nhau, đánh nhau là chuyện thường”, “trẻ con biết gì”… khiến trẻ gặp phải sang chấn tâm lý không ai ngờ đến.

Con sợ hãi nếu phải đi học

Lật lại hồ sơ bệnh án, cách đây không lâu bác sĩ  Lê Đào Nghĩa (Phó Khoa Tâm thần Trẻ em, Bệnh viện Tâm Ban ngày Mai Hương) đã tiếp nhận một trường hợp một trẻ bị sang chấn tâm lý rất nặng nề tiến triển thành trầm cảm. 

Bé Đ.H.L (10 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một đứa trẻ ngoan ngoãn, hòa đồng với bạn bè. Nhiều lần bé L. tỉ tê với bố mẹ về chuyện bị bạn bè trêu chọc, đánh vào người.

Tuy nhiên, anh Tuấn  (bố bé L) chỉ nghĩ đó là chuyện va chạm bình thường ở lứa tuổi hiếu động của trẻ. Thậm chí, anh Tuấn còn động viên bé L. là con trai phải mạnh mẽ và chú ý cách phòng vệ khi bị bạn đánh.

sang chấn tâm lý

Bức tranh bé L. được bác sĩ đề nghị vẽ lại (ảnh bác sĩ cung cấp).

Tưởng khuyên như vậy mọi chuyện đã êm xuôi, anh Tuấn không mấy quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, bé L. thường xuyên gặp ác mộng, luôn sợ có ma quỷ ám hại, ngủ kém và ăn uống sa sút nghiêm trọng.

Theo lời bác sĩ, nhiều khi khi trong giấc ngủ bé L. còn khóc cầu xin ai đó tha mạng. Tình trạng của bé L. nặng hơn nhưng không được quan tâm nên bé thường xuyên tỏ ra sợ đi học và không muốn đến trường.

Thấy bé L. kêu với mẹ đau đầu và đau bụng nhưng khi đi khám bác sĩ thì không phát hiện bệnh gì. Cảm thấy tình trạng tâm lý của con diễn biến xấu, anh Tuấn và vợ đã đưa con tới khám bác sĩ tâm thần.

Theo bác sĩ Lê Đào Nghĩa, bé L. được đưa bố mẹ đưa tới điều trị trong tình trạng ít nói, sống thu mình, chống đối mạnh khi phải đi học, sợ hãi… Đó là những dấu hiệu của trẻ bị trầm cảm.

Để tìm hiểu nguồn cơn, bác sĩ Nghĩa đã dùng tranh vẽ để bể L. nói lên sự thật. Qua hình ảnh cho thấy, bé L. bị bạn cùng lớp bắt nạt trong nhiều năm liên tiếp. Vì vậy, bé L. luôn bị ám ảnh người bạn cùng lớp có dáng người cao lớn muốn hãm hại mình.

“Bé L. có chỉ số IQ cao 120 điểm. Hành động bất thường của bé L. về tâm lý là do  gặp phải những sang chấn tâm lý lặp đi lặp lại. Do không được người lớn can thiệp sớm nên bị tiến triển thành trầm cảm lo âu”, bác sĩ Lê Đào Nghĩa nói.

Bố mẹ thiếu quan tâm con bị bắt nạt suốt 1 năm

Một trường hợp bệnh nhi nhỏ khác cũng đã phải điều trị tâm thần do sang chấn, bé Su beo (3 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) được bố mẹ đưa tới bệnh viện tâm thần điều trị trong tình trạng sợ hãi, hoảng loạn, thường xuyên la hét…

Nguyên nhân tình trạng này là do bị bạn bè trong lớp thường xuyên bắt nạt. Suốt gần 1 năm học, bé bị bắt nạt nhưng cha mẹ chỉ tình cờ phát hiện khi mắt của con sưng lên sau một buổi học.

Tuy nhiên do sợ hãi nên bé không dám nói sự thật, chỉ nói do không cẩn thận nên bịngax. Những ngày sau đó, bé Su beo tỏ ra sợ hãi khi tới trường, khóc lóc, la hét, ăn vạ… thậm chí ban đêm còn co rúm người.

Bác sĩ Lê Đào Nghĩa chia sẻ: “Vấn đề bạo lực học đường ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học thường bị phụ huynh chủ quan bỏ qua. Vì hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng trẻ con nghịch hiếu động, đánh bạn chỉ là chuyện bình thường. Nên các bệnh nhi khi đã bị sang chấn tâm lý phải tới viện thường đã rất nặng. Trong thực tế những đứa trẻ nhút nhát thường dễ bị chấn sang tâm lý”.

Đón đọc kỳ sau: Cách nhận biết con bị sang chấn tâm lý ở tuổi mẫu giáo và mầm non trên Emdep.vn

Đọc thêm những bài viết đáng quan tâm đến trẻ em:

Ngọc Minh

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lật tẩy 3 con giáp có 'thiên tình sử' hoành tráng nhất

Đọc nhiều nhất