Still Alice: Tồn tại hay không tồn tại?

Still Alice: Tồn tại hay không tồn tại?

Lumye 2015-01-30 14:05
- Với vai diễn Alice, một người phụ nữ tưởng chừng đang có mọi thứ nhưng số phận trớ trêu khi biến "mọi thứ" bị quên lãng bởi căn bệnh Alzheimer, Julian Moore nhận được đề cử Oscar cho giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

>> Đường đến Oscar


Julian Moore vào vai nhân vật chính trong "Still Alice", vai diễn mang lại giải Quả cầu vàng cho hạng mục Nữ diễn viên chính phim chính kịch xuất sắc nhất.

Cuộc đời của Alice Howland (do Julian Moore thủ vai) có thể xem như là một cuộc đời hoàn hảo, mặc dù đó không phải là sự hoàn hảo mà mọi người thường khao khát. Alice là một phụ nữ thanh tao, xinh đẹp, đang độ tuổi ngũ tuần với ba đứa con xinh xắn Anna (Kate Bosworth), Tom (Hunter Parrish), and Lydia (Kristen Stewart). Bà là giáo sư ngôn ngữ học tại đại học Columbia và là tác giả của cuốn sách “From Neuron to Nouns” (Từ tế bào thần kinh đến danh từ). Có gu ăn mặc đẹp, luôn tuân thủ chế độ ăn tốt cho sức khỏe, Alice còn là một đầu bếp xuất sắc có thể nấu một bữa tiệc Giáng sinh hoàn hảo. Sau khi kết hôn với John (Alec Baldwin), một bác sỹ nghiên cứu cấp cao và là người hết mực yêu thương bà, Alice sẽ hưởng thụ một cuộc sống viên mãn trong một một căn nhà bên bãi biển. Một cuộc đời hoàn hảo, còn điều gì có thể làm sai chệch đi nữa?


Hạnh phúc đang viên mãn của Alice và gia đình.

Câu trả lời là “mọi thứ”. Điều bất hạnh xảy ra cho Alice không phải là sự nghèo đói, không phải là gia đình tan vỡ mà là căn bệnh Alzheimer, căn bệnh mất trí nhớ đã tấn công bà một cách không thương tiếc: từ những đãng trí nho nhỏ mà chúng ta hay mắc phải, đến lãng quên hoàn toàn. Chứng Alzheimer mà Alice mắc phải lại là một dạng hiếm gặp, như thể định mệnh tàn khốc đột nhiên phá lên cười và quyết định phá nát cuộc đời đang tươi đẹp của bà bằng một thứ bệnh không kém phần đặc biệt. Và như nhận định của vị bác sĩ: “Với những ca bắt nguồn từ gia đình, bệnh sẽ tiến triển nhanh. Thực tế là, với những người có trình độ học vấn cao, bệnh còn tiến triển nhanh hơn nữa.”

Trong trường hợp của Alice, “bắt nguồn từ gia đình”, trước hết có nghĩa là bà đã bị di truyền căn bệnh Alzheimer từ người cha đã mất vì nghiện rượu, tiếp đến là các con của bà có 50% khả năng mang gen bệnh này. Cả ba người con đều phải tiến hành kiểm tra liệu có mang gen này hay không. Điều này thật sự là một gánh nặng cho các con của Alice, và chi tiết này cũng là một thách thức lớn cho biên kịch Richard Glatzer và đạo diễn Wash Westmoreland khi chuyển thể kịch bản từ cuốn tiểu thuyết của Lisa Genova. Làm sao họ có thể diễn tả sự bối rối và lo lắng của mỗi người con?


Kristen Stewart vào vai cô con gái Lydia.

Trên thực tế, Glatzer và Westmoreland đã quyết định không đi sâu vào diễn tiến này của nguyên gốc. Kết quả của việc kiểm tra gen chỉ được thông báo bởi một cú điện thoại ngắn, và chỉ như vậy. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt về mặt cảm xúc dẫn dắt cho bộ phim. Với những cảnh sau, khi miêu tả đến những giai đoạn tiếp theo của bi kịch thì đạo diễn lại chùn bước. Nếu so với cách khai thác đến tận cùng nỗi đau của nhân vật như Michael Haneke đã làm trong “Amour” thì Westmoreland chỉ muốn khán giả biết vừa đủ, không hơn. Đối với nhiều người, thực sự như thế là quá đủ. Khi mà họ nhìn thấy nhân vật Alice tiểu cả ra quần chỉ vì không nhớ đường đến phòng tắm thì không cần phải đi vào chi tiết nữa. Vì sao phải đẩy mọi thứ ra xa hơn nữa? “Still Alice” giữ sự lịch sự của nó, như đã thông báo từ trước, và cũng để giữ sự nhân ái, thận trọng cho phim.


Nhân vật người chồng do Alec Baldwin thủ vai.

Bộ phim ưa thích những tác động nhẹ nhàng: như âm nhạc của Ilan Eshkeri, khiến chúng ta rung cảm bởi các tiết tấu chậm của piano; hay khi Lydia đọc bài “Angels in America” kể về các linh hồn; hay cả về các đoạn phim cổ điển xưa cũ, từng một thời lừng lẫy mà nay đã chìm vào quên lãng. Đó là một thủ thuật phim từng được sử dụng trong “Philadelphia”, và hơn hai mươi năm qua vẫn không kém phần hấp dẫn và hiệu quả.

Mặc cho thiếu hụt sự giận dữ, hoang dại mà đáng lẽ phải có trong chủ đề phim thuộc loại khủng khiếp nhất này, “Still Alice” vẫn là một tác phẩm đáng xem nhờ sự góp mặt của Julian Moore, người đã luôn biết cách kết hợp sự dịu dàng và mạnh mẽ khi hóa thân vào nhân vật. Nụ cười rạng rỡ của Alice khi bà run run nói chuyện khiến ta đau lòng… Alice đã phải cố gắng biết bao nhiêu để tỏ ra hạnh phúc? Một chi tiết khác được miêu tả ấn tượng trong phim là khi vẫn trong trạng thái tỉnh táo, Alice đã lưu lại một lời nhắn cho chính mình trong chiếc laptop, ghi hướng dẫn tự sát. “Chào Alice, tôi là bạn”, bà bắt đầu như vậy. Tồn tại hay không tồn tại, ngay trong phút giây đó, là câu hỏi mà Julian Moore, nếu được cho phép, sẽ diễn đến tận cùng bi kịch, dù rằng “Still Alice” chỉ cho bà một nửa cơ hội để thể hiện điều đó…

Lumye
Nguồn ảnh: IMDb
(Theo congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hơn 40 ngày chống chọi với Covid-19 của ca sĩ Phi Nhung

Đọc nhiều nhất