"Người phụ nữ hóa bà lão" ở Quảng Nam: "Sống thế này đau đớn lắm"
2014-11-26 08:42
- Người phụ nữ mới ở ngưỡng tuổi 30 nhưng có làn da nhăn nheo, sức khỏe yếu như cụ bà 70 sau 1 thời gian chữa trị nhưng vẫn không hề có chuyển biến.
Tin liên quan
Cô gái 30 tuổi trong thân xác “bà lão” 70 tuổi già nua ở Quảng Nam, mang trong mình nhiều căn bệnh khó chữa. Gia cảnh nghèo khó nên phải ở nhờ bố mẹ ruột. Sức khỏe ngày càng suy yếu, chị chỉ mong chóng khỏe để nuôi 2 con ăn học.
Căn bệnh lạ đeo bám suốt gần 20 năm trời
Khi chúng tôi tìm đến tổ 4, khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam hỏi tìm nhà chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (sinh năm 1984) thì không ai là không biết. Bởi câu chuyện cô gái trẻ “hóa” bà lão đã gây xôn xao phố Hội bao năm qua.
Đến nhà bố mẹ chị Mai, điều đập vào mắt đầu tiên là căn nhà nhỏ nằm ở ngoại ô Tp. Hội An yên bình. Hàng ngày chị Mai vẫn cần mẫn phụ bố mẹ bán hàng tạp hóa. Nếu không biết trước câu chuyện của chị, thật khó tin vào mắt khi đứng trước chúng tôi là cô gái 30 tuổi nhưng nước da nhăn nheo, thân hình nhỏ thó như bà lão đã 70 tuổi.
Bước vào căn nhà của bố mẹ chị Mai, khi hỏi về tình hình bệnh tình, chị Mai kể trong nghẹn ngào như trút hết bầu tâm sự biết bao nỗi lòng đã chất chứa từ lâu.
Chị Mai không biết làm cách nào để lấy lại làn da, sức khỏe như đúng độ tuổi của mình.
Theo lời chị Mai, những triệu chứng ban đầu của bệnh lạ xuất hiện trên người từ khi học lớp 5. Ban đầu, cơ thể chị xuất hiện những nốt ban mẩn đỏ như chấm bi ở tay, chị và gia đình chỉ nghĩ đó là chứng nổi mề đay bình thường do dị ứng. Khi thấy các triệu chứng như vậy, bố mẹ chị thường xuyên xoa dầu, bôi thuốc nhưng những nốt ban đó ngày càng phát nặng hơn và lan khắp người, thậm chí sưng to lên. Ban nổi thành từng cơn, mỗi lần như vậy toàn thân ngứa ngáy, có khi gãi đến chảy máu, trầy xước cả người.
Sau các triệu chứng đó, da của chị Mai xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của bệnh lão hóa dần rõ rệt hơn. Chị mặc cảm với bạn bè cùng trang lứa nên nghỉ học sớm. Sau khi có chồng và sinh được 2 đứa con, bệnh lão hóa sớm của chị ngày càng trầm trọng hơn, kéo theo nhiều bệnh khác. Chị đã thực sự hóa thành “bà lão” 70 trong khi giọng nói và tâm hồn vẫn ở độ tuổi 30.
Trên tay của bé Oanh (con gái chị Mai) cũng có những nốt mề đay đỏ như mẹ ngày trước.
Sức khỏe giảm sút rõ rệt, chị thường xuyên đau đầu như búa bổ, khó thở, nổi nhiều vết bầm tím trên người, da dẻ lão hóa sớm. Ngoài ra, những cơn ho hen, khó thở, ăn vào có lúc bị nôn ra. Gia đình lo lắng chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không thể biết bị bệnh gì. “Tiếng tăm” về người phụ nữ trẻ “hóa” già lan xa, nhiều nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện biết đến và giúp đỡ chị nhưng căn bệnh lạ vẫn không hề thuyên giảm.
Hành trình chữa bệnh gian truân
Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của nhà hảo tâm, chị được đưa đi điều trị tại Đà Nẵng. Các bác sĩ nơi đây chẩn đoán chị Mai bị chứng nổi mề đay mạn tính vô căn. Sau thời gian điều trị, tình trạng sức khỏe của chị tiến triển khá rõ rệt. Tuy nhiên, khuôn mặt vẫn nhăn nheo, không mấy chuyển biến. Cuối tháng 3/2012, chị Mai nhận được lời đề nghị giúp đỡ của một công ty đưa sang 1 bệnh viện lớn tại miền Trung Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục điều trị bệnh “lão hóa”. Một chặng hành trình xuất ngoại để chữa bệnh bắt đầu với nhiều niềm hi vọng.
Với tình trạng sức khỏe lúc đó, chị không thể đi Đài Loan một mình, người em trai phải đi cùng để tiện đường săn sóc. Ký kết các giấy tờ và thủ tục xong, chị và em trai được tổ chức từ thiện tài trợ vé máy bay vào Tp. HCM để bay sang Đài Loan. Do sức khỏe yếu, chị liên tục bị nôn và đau đầu khi lên máy bay.
Nhớ lại quá trình chữa trị ở Đài Loan, nụ cười lại nở lên khuôn mặt hốc hác già nua, chị Mai xem đó là một trang sách đặc sắc nhất cuộc đời chị. Cách phục vụ, làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ y, bác sĩ nước ngoài và tình cảm của những người Việt Nam trên đất Đài Loan để lại cho chị những ấn tượng không thể phai nhạt. Sau khi nghỉ ngơi và ổn định sức khỏe, chị được đưa đi xét nghiệm. Chị được chẩn đoán bị hội chứng Werner, tức là cấu trúc gene trong tế bào, tại vị trí 1074 cặp nhiễm sắc thể thứ 8 có sự thay đổi cấu trúc. Những người mắc phải hội chứng Werner, da sẽ bị biến chứng lão hóa nhanh khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ngoài ra còn gây tổn thương phổi, thận, mắt…
Chị được chăm sóc trong phòng kín, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Hơn 1 tháng ở Đài Loan, chị Mai phải trải qua nhiều lần phẫu thuật phức tạp với các phương pháp điều trị khác nhau. Tình trạng thuyên tắc phổi mạn tính khiến chị không thể thở và khó đi đứng. Do đó, việc khống chế bệnh ở phổi được tiến hành trước tiên, bác sĩ cho ống thông hen phế quản giúp việc hô hấp của chị dễ dàng hơn. Tiếp sau đó, chị phải qua các khâu điều trị biến chứng da và phẫu thuật tạo hình nhằm lấy lại làn da xuân sắc của mình.
Trước khi tiến hành phẩu thuật thẩm mỹ căng da, chị được cho uống thuốc khống chế biến chứng da. Tiếp theo, các bác sĩ lấy lớp mỡ bụng của chị, rồi dùng kĩ thuật tiên tiến phân lập các khối mỡ nhỏ hình cầu rồi đưa vào những vị trí da bị nhăn, phương pháp tinh vi hiện đại nên sẽ không để lại sẹo. Quá trình thẩm mỹ ấy được thực hiện 3 lần trong 1 tháng, vừa điều trị chị vừa phải uống vitamin E và T cộng với thuốc điều trị thuyên tắc phổi mãn tính.
Quãng thời gian sống tại Đài Loan, chị được sự quan tâm chu đáo, tận tình của người dân và bác sĩ nơi đây. Nhưng do bất đồng ngôn ngữ, chị và em trai gặp những khó khăn nhất định. Rất may mắn, chị được 2 người đồng hương tốt bụng giúp đỡ.
Đọc báo, biết tin chị Mai ở Việt Nam được đưa sang Đài Loan chữa bệnh, chị Nguyễn Thị Nụ (quê Hải Phòng) tìm đến bệnh viện thăm chị Mai. Qua lời kể của chị Mai, được biết, chị Nụ là người Hải Phòng, giảng viên dạy ngoại ngữ của Đại học Hải Phòng sang Đài Loan học tiếp cao học. Quá trình chữa trị ở bệnh viện, chị Mai chịu nhiều đau đớn, xung quanh lại toàn người xa lạ vì thế chị Nụ thường xuyên đến giúp đỡ và an ủi chị Mai.
Những ngày rảnh rỗi, từ sáng sớm chị Nụ đã đến bệnh viện trông nom đến khi trời tối mới ra về. Nơi đất khách, có người bạn cùng nói tiếng Việt, quan tâm động viên, chị Mai cảm thấy dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa cũng cố gắng vượt qua. Tình bạn ấy vẫn bền đẹp suốt gần 2 năm nay, dù chưa về nước nhưng chị Nụ vẫn thường xuyên gọi điện hỏi han tình hình sức khỏe chị Mai.
Quá trình chữa trị tại Đài Loan hoàn thành, da dẻ chị căng bóng mịn màng trở lại, cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy chưa trở về hình dạng ban đầu, mặt còn hơi sưng nề nhưng hi vọng và niềm tin vào cuộc sống đã trở lại. Sự ân cần, quan tâm của y bác sĩ và đồng hương Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh. “Qua 1 tháng điều trị, tôi như được sinh ra lần thứ hai như vậy đó”, chị Mai kể lại.
Về Việt Nam, cơ thể khỏe mạnh, da dẻ căng bóng không được bao lâu thì tình trạng già nua quay lại và còn ốm yếu hơn xưa. Theo lời chị Mai, vì đây là bệnh nằm trong cấu trúc tế bào gene nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính bản thân chị Mai cũng không ngờ tình trạng bệnh lại trở nên tồi tệ như vậy.
Biết bao công sức, sự chịu đựng, hi vọng của chị nay lại trở về con số không. Hiện tại, chị Mai còn già hơn xưa, da ở tay, chân, mặt, mũi nhăn nheo. Không những vậy, các bệnh mang trong người còn nhiều hơn như: sỏi thận, chứng thuyên tắc phổi mãn tính, đau dạ dày, đau đầu.
Từ khi về nước, chị Mai bị sút 5kg, hiện tại chỉ nặng 31kg. Được các nhà hảo tâm hỗ trợ vốn để mua xe đẩy bán trái cây, đồ ăn vặt cho học sinh gần nhà, nhưng vì ốm yếu lại không thể tiếp xúc với ánh nắng nên chị Mai đành bỏ cuộc. Chị tâm sự: “Bây giờ bệnh già nua đã không chữa được. Tôi lại mang thêm đủ bệnh thế này nên đau ở đâu thì khám ở đó, bệnh gì chữa bệnh đó chứ tôi cũng không biết phải làm sao”.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau
Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai và chồng là anh Trần Thân Thương có 2 đứa con. Cháu đầu tên Trần Thị Nhật Oanh (sinh năm 2007) đang học lớp 2 và bé thứ hai là cháu Trần Thanh Rô (sinh năm 2009) đang học mẫu giáo lớn. Điều làm chị và chồng lo lắng là những dấu hiệu của hội chứng Werner dần xuất hiện trên người 2 cháu Oanh và Rô.
Khi chúng tôi trò chuyện với chị Mai, cháu Oanh cũng có mặt ở nhà. Theo quan sát của chúng tôi, trên người bé có những nốt mề đay đỏ nổi khắp người. Nhìn cháu ngứa ngáy đến phát khóc trông thật đáng thương. Em trai bé Oanh cũng có những triệu chứng tương tự.
Nhắc đến bệnh của 2 cháu, lòng chị lại quặn đau. Bởi chị Mai cho rằng, bản thân sống trong bao nhiêu khổ sở, đau đớn như vậy đã quá đủ. Nay hai con chị cũng có những dấu hiệu của căn bệnh quái ác càng khiến nỗi lòng chị bộn bề suy nghĩ.
Chị ốm yếu không kiếm ra tiền, chồng chị bươn chải với nghề chạy xe ôm, ngày may mắn được vài chục nghìn, có ngày không 1 đồng nào bỏ túi. Bao gánh nặng bệnh tật, vất vả của cuộc mưu sinh cứ thế đè lên vai 2 vợ chồng nghèo, bố mẹ già của chị.
Chị Mai tâm sự: “Nhiều khi không có tiền mua thuốc, không biết mượn ai, tôi đành phải mượn của mẹ. Nói mượn vậy thôi chứ chắc cũng chẳng có mà trả. Mẹ tôi càng phải vất vả hơn, vay mượn để bù lại khoản tiền tôi vay mượn để làm ăn”.
Bây giờ, mỗi khi đau ở đâu, chị Mai lại 1 mình đạp xe đến bệnh viện để khám. Mỗi lần đạp xe đi về như vậy, chị Mai phải gắng gượng lắm, trong sự mệt mỏi dường như nỗi tuyệt vọng lại càng tăng lên nhiều lần. Chị rưng rưng nước mắt: “Không có chồng có con chắc tôi chết đi cho rồi, sống mà khổ sở thế này đau đớn lắm, thà chết còn hơn”.
Chào chị Mai ra về, lòng chúng tôi vẫn còn lưu luyến và cảm thông cho những đau đớn, khổ sở và tự ti mà cô gái mới tuổi 30 phải gánh chịu. Mong sao điều kỳ diệu sẽ đến, những tấm lòng sẽ lại thắp lên những yêu thương trao tặng cho chị và 2 đứa con.
Căn bệnh lạ đeo bám suốt gần 20 năm trời
Khi chúng tôi tìm đến tổ 4, khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam hỏi tìm nhà chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (sinh năm 1984) thì không ai là không biết. Bởi câu chuyện cô gái trẻ “hóa” bà lão đã gây xôn xao phố Hội bao năm qua.
Đến nhà bố mẹ chị Mai, điều đập vào mắt đầu tiên là căn nhà nhỏ nằm ở ngoại ô Tp. Hội An yên bình. Hàng ngày chị Mai vẫn cần mẫn phụ bố mẹ bán hàng tạp hóa. Nếu không biết trước câu chuyện của chị, thật khó tin vào mắt khi đứng trước chúng tôi là cô gái 30 tuổi nhưng nước da nhăn nheo, thân hình nhỏ thó như bà lão đã 70 tuổi.
Bước vào căn nhà của bố mẹ chị Mai, khi hỏi về tình hình bệnh tình, chị Mai kể trong nghẹn ngào như trút hết bầu tâm sự biết bao nỗi lòng đã chất chứa từ lâu.
Chị Mai không biết làm cách nào để lấy lại làn da, sức khỏe như đúng độ tuổi của mình.
Theo lời chị Mai, những triệu chứng ban đầu của bệnh lạ xuất hiện trên người từ khi học lớp 5. Ban đầu, cơ thể chị xuất hiện những nốt ban mẩn đỏ như chấm bi ở tay, chị và gia đình chỉ nghĩ đó là chứng nổi mề đay bình thường do dị ứng. Khi thấy các triệu chứng như vậy, bố mẹ chị thường xuyên xoa dầu, bôi thuốc nhưng những nốt ban đó ngày càng phát nặng hơn và lan khắp người, thậm chí sưng to lên. Ban nổi thành từng cơn, mỗi lần như vậy toàn thân ngứa ngáy, có khi gãi đến chảy máu, trầy xước cả người.
Sau các triệu chứng đó, da của chị Mai xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của bệnh lão hóa dần rõ rệt hơn. Chị mặc cảm với bạn bè cùng trang lứa nên nghỉ học sớm. Sau khi có chồng và sinh được 2 đứa con, bệnh lão hóa sớm của chị ngày càng trầm trọng hơn, kéo theo nhiều bệnh khác. Chị đã thực sự hóa thành “bà lão” 70 trong khi giọng nói và tâm hồn vẫn ở độ tuổi 30.
Trên tay của bé Oanh (con gái chị Mai) cũng có những nốt mề đay đỏ như mẹ ngày trước.
Sức khỏe giảm sút rõ rệt, chị thường xuyên đau đầu như búa bổ, khó thở, nổi nhiều vết bầm tím trên người, da dẻ lão hóa sớm. Ngoài ra, những cơn ho hen, khó thở, ăn vào có lúc bị nôn ra. Gia đình lo lắng chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không thể biết bị bệnh gì. “Tiếng tăm” về người phụ nữ trẻ “hóa” già lan xa, nhiều nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện biết đến và giúp đỡ chị nhưng căn bệnh lạ vẫn không hề thuyên giảm.
Hành trình chữa bệnh gian truân
Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của nhà hảo tâm, chị được đưa đi điều trị tại Đà Nẵng. Các bác sĩ nơi đây chẩn đoán chị Mai bị chứng nổi mề đay mạn tính vô căn. Sau thời gian điều trị, tình trạng sức khỏe của chị tiến triển khá rõ rệt. Tuy nhiên, khuôn mặt vẫn nhăn nheo, không mấy chuyển biến. Cuối tháng 3/2012, chị Mai nhận được lời đề nghị giúp đỡ của một công ty đưa sang 1 bệnh viện lớn tại miền Trung Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục điều trị bệnh “lão hóa”. Một chặng hành trình xuất ngoại để chữa bệnh bắt đầu với nhiều niềm hi vọng.
Với tình trạng sức khỏe lúc đó, chị không thể đi Đài Loan một mình, người em trai phải đi cùng để tiện đường săn sóc. Ký kết các giấy tờ và thủ tục xong, chị và em trai được tổ chức từ thiện tài trợ vé máy bay vào Tp. HCM để bay sang Đài Loan. Do sức khỏe yếu, chị liên tục bị nôn và đau đầu khi lên máy bay.
Nhớ lại quá trình chữa trị ở Đài Loan, nụ cười lại nở lên khuôn mặt hốc hác già nua, chị Mai xem đó là một trang sách đặc sắc nhất cuộc đời chị. Cách phục vụ, làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ y, bác sĩ nước ngoài và tình cảm của những người Việt Nam trên đất Đài Loan để lại cho chị những ấn tượng không thể phai nhạt. Sau khi nghỉ ngơi và ổn định sức khỏe, chị được đưa đi xét nghiệm. Chị được chẩn đoán bị hội chứng Werner, tức là cấu trúc gene trong tế bào, tại vị trí 1074 cặp nhiễm sắc thể thứ 8 có sự thay đổi cấu trúc. Những người mắc phải hội chứng Werner, da sẽ bị biến chứng lão hóa nhanh khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ngoài ra còn gây tổn thương phổi, thận, mắt…
Nỗi lòng người mẹ đau xót khi thấy con khó chịu, ngứa ngáy.
Chị được chăm sóc trong phòng kín, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Hơn 1 tháng ở Đài Loan, chị Mai phải trải qua nhiều lần phẫu thuật phức tạp với các phương pháp điều trị khác nhau. Tình trạng thuyên tắc phổi mạn tính khiến chị không thể thở và khó đi đứng. Do đó, việc khống chế bệnh ở phổi được tiến hành trước tiên, bác sĩ cho ống thông hen phế quản giúp việc hô hấp của chị dễ dàng hơn. Tiếp sau đó, chị phải qua các khâu điều trị biến chứng da và phẫu thuật tạo hình nhằm lấy lại làn da xuân sắc của mình.
Trước khi tiến hành phẩu thuật thẩm mỹ căng da, chị được cho uống thuốc khống chế biến chứng da. Tiếp theo, các bác sĩ lấy lớp mỡ bụng của chị, rồi dùng kĩ thuật tiên tiến phân lập các khối mỡ nhỏ hình cầu rồi đưa vào những vị trí da bị nhăn, phương pháp tinh vi hiện đại nên sẽ không để lại sẹo. Quá trình thẩm mỹ ấy được thực hiện 3 lần trong 1 tháng, vừa điều trị chị vừa phải uống vitamin E và T cộng với thuốc điều trị thuyên tắc phổi mãn tính.
Quãng thời gian sống tại Đài Loan, chị được sự quan tâm chu đáo, tận tình của người dân và bác sĩ nơi đây. Nhưng do bất đồng ngôn ngữ, chị và em trai gặp những khó khăn nhất định. Rất may mắn, chị được 2 người đồng hương tốt bụng giúp đỡ.
Đọc báo, biết tin chị Mai ở Việt Nam được đưa sang Đài Loan chữa bệnh, chị Nguyễn Thị Nụ (quê Hải Phòng) tìm đến bệnh viện thăm chị Mai. Qua lời kể của chị Mai, được biết, chị Nụ là người Hải Phòng, giảng viên dạy ngoại ngữ của Đại học Hải Phòng sang Đài Loan học tiếp cao học. Quá trình chữa trị ở bệnh viện, chị Mai chịu nhiều đau đớn, xung quanh lại toàn người xa lạ vì thế chị Nụ thường xuyên đến giúp đỡ và an ủi chị Mai.
Những ngày rảnh rỗi, từ sáng sớm chị Nụ đã đến bệnh viện trông nom đến khi trời tối mới ra về. Nơi đất khách, có người bạn cùng nói tiếng Việt, quan tâm động viên, chị Mai cảm thấy dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa cũng cố gắng vượt qua. Tình bạn ấy vẫn bền đẹp suốt gần 2 năm nay, dù chưa về nước nhưng chị Nụ vẫn thường xuyên gọi điện hỏi han tình hình sức khỏe chị Mai.
Quá trình chữa trị tại Đài Loan hoàn thành, da dẻ chị căng bóng mịn màng trở lại, cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy chưa trở về hình dạng ban đầu, mặt còn hơi sưng nề nhưng hi vọng và niềm tin vào cuộc sống đã trở lại. Sự ân cần, quan tâm của y bác sĩ và đồng hương Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh. “Qua 1 tháng điều trị, tôi như được sinh ra lần thứ hai như vậy đó”, chị Mai kể lại.
Về Việt Nam, cơ thể khỏe mạnh, da dẻ căng bóng không được bao lâu thì tình trạng già nua quay lại và còn ốm yếu hơn xưa. Theo lời chị Mai, vì đây là bệnh nằm trong cấu trúc tế bào gene nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính bản thân chị Mai cũng không ngờ tình trạng bệnh lại trở nên tồi tệ như vậy.
Biết bao công sức, sự chịu đựng, hi vọng của chị nay lại trở về con số không. Hiện tại, chị Mai còn già hơn xưa, da ở tay, chân, mặt, mũi nhăn nheo. Không những vậy, các bệnh mang trong người còn nhiều hơn như: sỏi thận, chứng thuyên tắc phổi mãn tính, đau dạ dày, đau đầu.
Từ khi về nước, chị Mai bị sút 5kg, hiện tại chỉ nặng 31kg. Được các nhà hảo tâm hỗ trợ vốn để mua xe đẩy bán trái cây, đồ ăn vặt cho học sinh gần nhà, nhưng vì ốm yếu lại không thể tiếp xúc với ánh nắng nên chị Mai đành bỏ cuộc. Chị tâm sự: “Bây giờ bệnh già nua đã không chữa được. Tôi lại mang thêm đủ bệnh thế này nên đau ở đâu thì khám ở đó, bệnh gì chữa bệnh đó chứ tôi cũng không biết phải làm sao”.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau
Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai và chồng là anh Trần Thân Thương có 2 đứa con. Cháu đầu tên Trần Thị Nhật Oanh (sinh năm 2007) đang học lớp 2 và bé thứ hai là cháu Trần Thanh Rô (sinh năm 2009) đang học mẫu giáo lớn. Điều làm chị và chồng lo lắng là những dấu hiệu của hội chứng Werner dần xuất hiện trên người 2 cháu Oanh và Rô.
Khi chúng tôi trò chuyện với chị Mai, cháu Oanh cũng có mặt ở nhà. Theo quan sát của chúng tôi, trên người bé có những nốt mề đay đỏ nổi khắp người. Nhìn cháu ngứa ngáy đến phát khóc trông thật đáng thương. Em trai bé Oanh cũng có những triệu chứng tương tự.
Nhắc đến bệnh của 2 cháu, lòng chị lại quặn đau. Bởi chị Mai cho rằng, bản thân sống trong bao nhiêu khổ sở, đau đớn như vậy đã quá đủ. Nay hai con chị cũng có những dấu hiệu của căn bệnh quái ác càng khiến nỗi lòng chị bộn bề suy nghĩ.
Chị ốm yếu không kiếm ra tiền, chồng chị bươn chải với nghề chạy xe ôm, ngày may mắn được vài chục nghìn, có ngày không 1 đồng nào bỏ túi. Bao gánh nặng bệnh tật, vất vả của cuộc mưu sinh cứ thế đè lên vai 2 vợ chồng nghèo, bố mẹ già của chị.
Chị Mai tâm sự: “Nhiều khi không có tiền mua thuốc, không biết mượn ai, tôi đành phải mượn của mẹ. Nói mượn vậy thôi chứ chắc cũng chẳng có mà trả. Mẹ tôi càng phải vất vả hơn, vay mượn để bù lại khoản tiền tôi vay mượn để làm ăn”.
Bây giờ, mỗi khi đau ở đâu, chị Mai lại 1 mình đạp xe đến bệnh viện để khám. Mỗi lần đạp xe đi về như vậy, chị Mai phải gắng gượng lắm, trong sự mệt mỏi dường như nỗi tuyệt vọng lại càng tăng lên nhiều lần. Chị rưng rưng nước mắt: “Không có chồng có con chắc tôi chết đi cho rồi, sống mà khổ sở thế này đau đớn lắm, thà chết còn hơn”.
Chào chị Mai ra về, lòng chúng tôi vẫn còn lưu luyến và cảm thông cho những đau đớn, khổ sở và tự ti mà cô gái mới tuổi 30 phải gánh chịu. Mong sao điều kỳ diệu sẽ đến, những tấm lòng sẽ lại thắp lên những yêu thương trao tặng cho chị và 2 đứa con.
Bài, ảnh: Trương Cao Nguyên
(Theo congluan.vn)
(Theo congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Người cần sẽ đến, người phải đi sẽ đi