Liên tiếp tai nạn đuối nước thương tâm: Một phút lơ là ân hận muộn màng

Liên tiếp tai nạn đuối nước thương tâm: Một phút lơ là ân hận muộn màng

2015-05-11 18:04
- Mùa hè thường xảy ra những vụ tai nạn đuối nước thương tâm, vì vậy phụ huynh cần lưu ý cách sơ cứu cho trẻ khi bị đuối nước.
Liên tiếp những ngày qua, nhiều vụ chết đuối thương tâm tại một số địa phương trên cả nước lại khiến mọi người giật mình. Mỗi một mùa hè, tình trạng học sinh đuối nước do rủ nhau đi tắm ao, hồ để giải nhiệt không còn là chuyện mới. Nhưng mỗi khi nghe thông tin về những vụ chết đuối trên mặt báo, mỗi một bậc làm cha làm mẹ và cả cộng đồng lại rùng mình. 
Ở những vùng nông thôn hiện nay, tỷ lệ ao hồ nhiều. Tuy nhiên, những ao hồ này không có hàng rào để ngăn trẻ lại gần. Ao hồ tự nhiên tồn tại cùng với lịch sử lâu dài của làng xã, cho nên gần như không mấy ai quan tâm đến sự an toàn với những người dân sống xung quanh. Chỉ cần một chút sơ sẩy, nghịch ngợm hoặc tắm dưới nước không có người lớn đi kèm, trẻ không biết bơi thì tai nạn có thể dễ dàng xảy ra. 
Mới đây nhất, hôm 10/5, nhóm nữ sinh gồm 7 em của trường THCS Đồng Tường (Thanh Chương, Nghệ An) rủ nhau đi sông Lam tắm. Trong khi tắm, 2 học sinh là Nguyễn Thị Cẩm Tú và Lê Thị Hà My đều học lớp 6 của trường bị đuối nước cộng với nước chảy về nhiều khiến 2 em bị cuốn trôi.
Cũng trong ngày 10/5, cháu Hồ Hữu Tạo (4 tuổi) ở Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu, Nghệ An bị sảy chân xuống ao khi sang nhà hàng xóm chơi cùng ông. Một lúc sau, ông nội không thấy cháu mới đi tìm thì phát hiện cháu Tạo đã tử vong do chết đuối.
Hôm 29/4, 3 cháu Nguyễn Thị Hạnh, Phan Thị Ngân Trang, Phan Thị Thu Trang quê xã Kiến An, Chợ Mới, An Giang rủ nhau tắm ở kênh Cầu Dện. Tuy nhiên, khi tắm, nước dâng, dòng chảy xiết nên 3 em bị chết đuối. Cuối giờ chiều, bà của 3 em nói trên đi tìm mới phát hiện quần áo của 3 cháu. Tới tận 21h30 cùng ngày mới tìm được thi thể 3 cháu Hạnh, Ngân Trang, Thu Trang.
Hôm 27/4, bé Võ Sỹ Dũng (Nghi Kim, Nghệ An) được mẹ đưa đi tập văn nghệ ở nhà văn hóa xã Nghi Kim. Khi mẹ bé Dũng tập múa, ở ngoài bé ra hồ nước chơi và bị sẩy chân xuống dẫn đến đuối nước.
Không thấy con đâu, chị mới đi tìm và thấy dép nổi trên mặt nước. Dù được cấp cứu nhưng cháu Dũng bị tử vong. Hồi năm 2010, một học sinh tiểu học cũng bị chết đuối tại hồ nước này.
Hai cháu Quách Văn Giang, Quách Văn Bình ở xã Mậu Lâm, Như Thanh, Thanh Hóa bị đuối nước. Theo lời người nhà nạn nhân, trong khi mọi người đang lo đám cưới một người họ hàng thì 3 cháu nhỏ ra vườn mía chơi. Nhưng do bất cẩn nên 3 cháu bị rơi xuống ao nước. Khi phát hiện sự việc, cháu Bình và Giang đã tử vong, cháu còn lại được cứu sống.
Đề phòng và làm gì khi trẻ bị đuối nước?
Những sự việc đuối nước đau lòng nói trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh có con nhỏ mỗi dịp hè đến. Những ngày hè nóng nực ở vùng nông thôn, trẻ thường rủ nhau ra tắm ao, hồ, sông hoặc mải chơi mà sảy chân xuống hồ. Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra, không có người lớn đi kèm hoặc người lớn không phát hiện nên dẫn đến những kết cục thương tâm.
Nguyên nhân của những vụ việc đuối nước một phần do trẻ chưa ý thức được việc mình làm, không biết bơi nhưng vẫn rủ nhau đi tắm hoặc tai nạn rập rình khi tắm như dòng chảy xiết, gặp xoáy nước, hoặc gặp chỗ sâu ở dưới ao, hồ. Mặt khác, người lớn lơ là, thiếu quan tâm, giám sát hoặc đôn đốc kịp thời nên trẻ bị rơi xuống ao, hồ lúc nào không hay.
Một vấn đề đáng nói là nhiều phụ huynh sống gần ao, hồ nhưng không trang bị cho trẻ kỹ năng cần thiết như bơi lội, ứng xử lúc bị rơi xuống nước. Cho nên khi trẻ gặp phải tình huống ngoài dự kiến, không biết xoay xở thế nào.
Không chỉ có ao hồ mà ngay cả lu, thùng, vại đựng nước trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ với trẻ nhỏ. Nếu không cẩn thận, trẻ bị rơi vào lu nước cũng có thể nguy hiểm tính mạng. 
Vì vậy, để phòng chống tai nạn đuối nước, phụ huynh phải dạy bơi cho trẻ khi còn nhỏ. Việc dạy bơi phải bài bản, đúng kỹ thuật, có sự hỗ trợ của người lớn. Tuyệt đối không để trẻ tự học bơi, cũng có thể dẫn đến chết đuối khi học. Mặt khác, hướng dẫn trẻ, cảnh báo sự nguy hiểm khi chơi hoặc tắm ở những nơi ao, hồ, sông ngòi nguy hiểm.
Những ao, hồ xung quanh nhà hoặc trong khu dân cư cần có biển cảnh báo, rào bảo vệ nhằm tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc. 
Khi trẻ bị đuối nước, cần phải sơ cứu kịp thời rồi mới chuyển đến bệnh viện. Cách sơ cứu là dùng kỹ thuật đẩy dị vật trong miệng, đường thở nếu như có dị vật trong đường thở, miệng và dùng kỹ thuật hô hấp nhân tạo. Nếu không sơ cứu kịp thời, có thể dẫn đến ảnh hưởng não vì quá trình chuyển đến bệnh viện mất nhiều thời gian.
Nếu sơ cứu xong, trẻ tỉnh lại vẫn cần đưa đến cơ sở y tế. Bởi có thể do ngạt nước mà sau đó xảy ra phù phổi cũng gây nguy hiểm cho trẻ.
Linh Anh
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 món đồ uống tuyệt ngon giúp nàng có làn da sáng hồng không tì vết, tự tin đón Tết

Đọc nhiều nhất