Thay mũ bảo hiểm “xịn” trước giờ G
Đây là nội dung của kế hoạch 69 của Ủy ban An toàn giao thông. Theo đó, với những trường hợp sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm (loại mũ không đủ 3 bao gồm vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động và quai mũ) sẽ bị xử phạt 100.000 - 200.000 đồng.
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh kế hoạch này, bao gồm cả việc chưa có quy định rõ ràng và chi tiết về việc phân định mũ đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn song nếu bạn đang sử dụng một chiếc mũ rẻ tiền, không đủ 3 lớp kể trên như mũ lưỡi trai, mũ cối… thì tốt nhất hãy chủ động chọn một chiếc mũ mới an toàn và chất lượng hơn.
Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn mũ để bạn tham khảo.
Các tiêu chí để chọn mũ:
Trước hết mũ cần có đủ 3 bộ phận: vỏ mũ; lớp đệm (xốp) hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và có quai đeo. Trong đó vỏ mũ có bề mặt nhẵn, cứng, chịu được va đập và đâm xuyên. Quai đeo chắc chắn, độ giãn không quá 25mm để tránh bị trật khỏi cằm, nút cài làm bằng nhựa tốt, chắc chắn. Lớp bảo vệ thường là loại mút xốp. Lớp này càng mềm thì càng chịu được va đập cao. Để kiểm tra, bạn có thể ấn vào lớp mút xốp bên trong mũ để kiểm tra độ đàn hồi.
Mũ phải có dán tem kiểm định (CR), được ghi tên sản phẩm là mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy. Thông thường mũ có chất lượng cao là mũ đã được kiểm định phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5756-2001 bao gồm các quy định về thông số kỹ thuật như kích cỡ, vật liệu… nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ an toàn cho người sử dụng trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Bên cạnh đó các thông tin ghi trên sản phẩm cần rõ ràng, chi tiết như nhà sản xuất, nhà phân phối (nếu là sản phẩm nhập khẩu), xuất xứ hàng hóa, chất liệu...Thêm vào đó, mũ bảo hiểm tốt thường được đóng gói và bao bì cẩn thận, đúng quy chuẩn, có hướng dẫn sử dụng đi kèm.
Khi chọn mua, bạn cần để ý đến kích thước và trọng lượng mũ. Mũ phải vừa đầu và không quá nặng (thông thường trọng lượng mũ từ 500 - 600 mg là đạt yêu cầu).
Nện chọn những thương hiệu mũ nổi tiếng và có uy tín tại các cửa hàng tin cậy, tránh mua hàng trên các vỉa hè hoặc xe hàng di động.
Cách phân biệt mũ giả
Bên cạnh những chiếc mũ không thiết kế theo đúng quy chuẩn (thường được gọi là mũ thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai) dễ nhận biết là hàng kém chất lượng, trên thị trường còn có những chiếc mũ được làm giả theo một số sản phẩm tốt. Để phân biệt, bạn cần lưu ý đến các điểm như sau:
Mũ không có dán tem kiểm định hoặc tem dán trên mũ không rõ ràng, màu in xấu, thiếu sắc nét, dễ bóc.
Chất lượng mũ kém: vỏ mũ mỏng, dễ trầy xước, không cứng và dễ vỡ khi va chạm mạnh. Lớp xốp mỏng, đàn hồi kém. Quai mũ dễ bị giãn khi kéo căng, dễ bị sờn đứt, núi cài quai mũ dễ vỡ, mảnh.
Những chiếc mũ giả thường được bán trên vỉa hè như thế này
Các chi tiết đường nét của mũ không sắc nét, dễ bị bị bóc tách lớp vỏ mũ ra khỏi lớp xốp. Thông thường các loại mũ này không được đóng gói (bao bì) và không có tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Các thông tin kỹ thuật và chất liệu, xuất xứ ghi trên mũ không rõ ràng hoặc không có.
Trên thị trường hiệnnay các loại mũ tốt của các thương hiệu uy tín như Honda, Protec thường có giá dao động từ 220.000 – 500.000 đồng, do đó một chiếc mũ được bán với giá rẻ (không bao gồm khuyến mãi) thì bạn cần lưu ý và cân nhắc về chất lượng của mũ. Rất có thể là chiếc mũ kém chất lượng.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất