1. Đơn giản hóa mọi chuyện
Đức Phật nhận được sự tôn trọng và biết ơn của rất nhiều người trong cả cuộc đời. Nhưng ngài cũng không ít lần gặp phải kẻ tiểu nhân, miệt thị và buông lời xúc phạm. Trước những lời lẽ xấu, Đức Phật vẫn giữ được sự bình thản. Khi các đệ tử thắc mắc, ngài nói: "Khi ta đang bước vào khu rừng, bỗng có một cành cây khô rơi xuống vai ta. Ta nên đánh cái cây đó vì đã làm tổn thương ta ư?".
Cành cây chỉ là một vật vô tri, vô tình rơi xuống chứ không cố ý làm tổn thương ai cả, nên không cần đánh lại. Những người miệt thị ta cũng vậy, chỉ là ta có mặt đúng lúc anh ta đang tức giận, nếu ta không ở đó, anh ta cũng sẽ nổi giận với người khác mà thôi.
Sống trên đời, một trong những điều nên học đó là bỏ qua những chuyện không cần thiết, không vui để tập trung vào cuộc sống của mình. Đó cũng là cách giúp bạn tìm thấy bình an trong lòng.
Đơn giản hóa mọi chuyện giúp bạn nhẹ lòng hơn.
2. Cho đi
Có người đệ tử từng tới hỏi Đức Phật rằng, việc con người "cho đi", làm cho người khác hạnh phúc vui vẻ có khiến bản thân trở nên thiệt thòi hơn không?
Đức Phật liền hỏi: "Nếu như anh đang cầm một ngọn nến đang cháy trên tay, có người khác đến xin lửa, liệu ngọn nến của anh có bị tắt hay không?".
Dĩ nhiên, ngọn nến sẽ chẳng thể bị tắt khi chúng ta san sẻ cho người khác ngọn lửa của mình. Với những việc nhỏ bé giản đơn giúp ích cho người khác, bạn đã có thể khiến cuộc sống của mình trở nên tươi đẹp hơn rồi.
Ở đời chẳng ai có thể tồn tại một mình mà không có chút can hệ nào tới người khác, xung quanh chúng ta là bạn bè, gia đình, người thân,... Bạn có dám chắc rằng mình có thể sống ổn mà không cần nhờ vả ai khác, dù là sự giúp đỡ nhỏ nhất? Vì thế, san sẻ khó khăn với người khác lúc này, cũng sẽ có lúc bạn được những bàn tay ấy nắm lại để vượt qua gian lao. Bởi vì,
giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình.
Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình.
3. Buông bỏ
Con người sống ở đời thường không hạnh phúc vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu đến từ 3 nguyên nhân. Đầu tiên, phóng đại hạnh phúc của người khác. Thứ hai, phóng đại nỗi khổ của bản thân. Thứ ba, mang nỗi khổ của bản thân ra so sánh với nỗi khổ của người khác, đem khuyết điểm của bản thân ra so sánh với ưu điểm của người khác.
Những sự phiền não trên đều đến từ sự ôm đồm của chúng ta, là thái độ không bằng lòng với những gì đang có. Là sự tham lam, cái gì cũng muốn được mà không muốn buông.
Để hạnh phúc và cải biến vận mệnh, không nên quá khắt khe cũng như không nên cầu hoàn mỹ trong mọi việc, hãy bao dung với người khác và bao dung với chính bản thân mình.
Thế Yên (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Ý nghĩa của ác mộng có thể bạn chưa biết