Cúng giao thừa cần chuẩn bị gì và những lưu ý để may mắn, tài lộc đến nhà
Tin liên quan
Giao thừa là thời khắc rất linh thiêng và quan trọng với mỗi gia đình. Đây là khái niệm chỉ lúc chuyển tiếp giữa năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới. Cúng giao thừa còn được gọi là cúng Trừ Tịch, tức là cúng để bỏ hết điều xấu, điều cũ, chào đón năm mới tốt lành sắp đến.
Theo truyền thống người Việt, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cúng giao thừa: Một mâm trong nhà, một mâm đặt ngoài cửa chính để cúng các vị thần. Mâm cúng giao thừa của người miền Nam và miền Bắc thường khác nhau.
Mâm cúng ngoài trời thường có:
1. Mâm ngũ quả
2. Hương
3. Hoa
4. Đèn (nến)
5. Trầu cau
6. Muối gạo
7. Trà rượu
8. Giấy tiền vàng mã
9. Gà trống luộc
10. Xôi
Mâm cúng trong nhà thường gồm:
- Đồ cúng mặn:
1. Bánh chưng
2. Giò
3. Xôi
4. Thịt gà
5. Rượu bia
- Đồ cúng ngọt gồm có:
1. Bánh kẹo
2. Mứt tết
3. Hoa
4. Đèn (nến)
5. Hương
Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Cúng giao thừa giờ nào
Theo quan niệm, nên cúng giao thừa từ 23 giờ 10 phút đêm ngày 30 Tết đến 0 giờ 40 phút ngày mùng 1 Tết. Hương cháy được 1/3 hoặc đến 12h đêm thì có thể hóa vàng.
Chú ý khi cúng giao thừa
- Thái độ nghiêm túc, quần áo chỉnh tề gọn gàng.
- Đầu tiên, gia chủ cần khấn thần Thổ - vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó, gia chủ khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
AM (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất