Xuất hiện biến chủng 'Omicron tàng hình', lây lan nhanh và nguy hiểm thế nào?

Xuất hiện biến chủng 'Omicron tàng hình', lây lan nhanh và nguy hiểm thế nào?

2022-03-28 21:50
- Hiện TP.HCM có cả 2 chủng Omicron (BA.1) và Omicron (BA.2), trong đó chiếm ưu thế là BA.2 một dạng biến chủng "Omicron tàng hình".

Thông tin trên được PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết tại cuộc họp giao ban giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố với các quận, huyện, TP Thủ Đức, sáng 9/3.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng tham dự cuộc họp.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định một câu hỏi hiện nay được nhiều người quan tâm là sau Omicron sẽ còn làn sóng COVID-19 mới nào không?

Trao đổi về việc này, ông Thượng cho biết theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chủng Omicron có hai biến thể là BA.1 và BA.2. Hiện nay, biến thể lây nhiễm ở các nước chủ yếu là BA.1, biến thể BA.2 chỉ mới xuất hiện tại một số nước ở châu Phi và dự kiến sẽ xuất hiện tại Ấn Độ thời gian tới.

Xuất hiện biến chủng 'Omicron tàng hình', lây lan nhanh và nguy hiểm thế nào?

"Biến chủng BA.2 lây lan nhanh hơn BA.1. Nếu có làn sóng lây nhiễm mới biến thể BA.2, vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị nặng, nhưng vắc xin không đủ để bảo vệ người không bị nhiễm. Do vậy việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 vẫn đang được đẩy mạnh" - ông Thượng thông tin.

Tại TP.HCM, giám đốc Sở Y tế TP cho biết theo kết quả tổng hợp sàng lọc nhanh (trong số ca bệnh phát hiện từ ngày 10 đến 27-2-2022) có 103/109 ca nhiễm được lấy mẫu ngẫu nhiên thuộc biến chủng COVID-19.

Trong đó, qua giải trình tự gene 67 ca thì có 43 ca nhiễm biến thể BA.2, chiếm hơn 64%. Từ những số liệu này, giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định: "TP.HCM không quá lo lắng sự xuất hiện biến chủng mới bởi hiện nay nó đã xảy ra rồi".

"Omicron tàng hình", lây lan nhanh gấp 1,5 lần chủng gốc

Kể từ khi xuất hiện, Omicron đã sinh ra 4 biến thể dòng phụ gồm BA.1, BA.2, BA.1.1.529 và BA.3. Tất cả chúng đều có sự tương đồng về mặt di truyền, nhưng mỗi loại đều có các đột biến có thể thay đổi cách chúng hoạt động.

Phiên bản BA.1 của biến thể Omicron dễ theo dõi hơn các biến thể trước đó vì nó bị thiếu một trong 3 gen mục tiêu được sử dụng trong xét nghiệm PCR thông thường. Tuy nhiên, BA.2, hay còn được gọi là "chủng tàng hình", không giống BA.1. Vì vậy, nó khó bị phát hiện hơn và các nhà khoa học phải theo dõi như cách họ theo dõi các chủng trước đó, dựa vào số lượng gen virus được gửi lên các cơ sở dữ liệu về bệnh truyền nhiễm.

Ngoài việc khó phát hiện hơn BA.1, BA.2 được cho có thể dễ lây lan hơn chủng "họ hàng".

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng 5/3, Bộ Y tế cho hay, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng nhanh, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh và đang dần thay thế chủng Delta.

"Biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%", lãnh đạo Bộ Y tế cho biết.

Một câu hỏi quan trọng khác là liệu những người từng nhiễm chủng Omicron gốc có được bảo vệ trước BA.2 hay không? Theo tiến sĩ Egon Ozer, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern ở Chicago, nếu khả năng miễn dịch sau nhiễm BA.1 không thể bảo vệ con người trước BA.2 thì nó có thể gây ra 2 gánh nặng lên đợt bùng dịch. Mặc dù vậy, hiện còn quá sớm để kết luận rằng liệu điều này có xảy ra hay không.

Một nghiên cứu do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện đăng tải trên nền tảng bioRxiv cho thấy, BA.2 có nguy cơ vượt qua hàng rào miễn dịch sinh ra bởi việc tiêm chủng vaccine Covid-19. BA.2 cũng có dấu hiệu kháng một số phương pháp điều trị, bao gồm sotrovimab - kháng thể đơn dòng hiện đang được sử dụng chống lại Omicron.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy BA.2 có thể tự sao chép trong tế bào nhanh hơn BA.1. Nó cũng trội hơn trong việc làm cho các tế bào dính lại với nhau. Điều này cho phép virus tạo ra các khối tế bào lớn hơn, được gọi là hợp bào, so với BA.1. Điều đó đáng lo ngại vì những khối này sau đó trở thành "nhà máy" để tạo ra nhiều bản sao của virus hơn. Delta có khả năng tạo ra hợp bào khá hiệu quả và các chuyên gia cho rằng đó là một lý do khiến nó tàn phá phổi nghiêm trọng như vậy.

Khi các nhà nghiên cứu cho chuột nhiễm BA.2 và BA.1, những con bị nhiễm BA.2 ốm nặng hơn và có chức năng phổi kém hơn. Trong các mẫu mô, phổi của chuột nhiễm BA.2 bị tổn thương nhiều hơn phổi của chuột bị nhiễm BA.1.

Ni Trần (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Công dụng bất ngờ của mỹ phẩm chăm sóc da hết hạn, bạn đừng vội vứt đi

Đọc nhiều nhất