Cần lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng để cả 365 ngày trong năm bình an và no đủ?

Cần lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng để cả 365 ngày trong năm bình an và no đủ?

2022-02-14 20:00
- Theo quan niệm dân gian, khi cúng bái vào rằm tháng Giêng, không nên để bàn thờ bụi bẩn; dùng hoa, trái cây giả hay đốt nhiều vàng mã.

Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Vào ngày này, mọi nhà chuẩn bị làm lễ cúng tươm tất, chu đáo với mong muốn cầu năm mới bình an, may mắn.

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết muộn bởi gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; người đau yếu, nhà có tang được ăn Tết bù.

Trong dịp này, người dân cũng lên chùa để lễ Phật, cầu bình an, gia tăng phúc thọ.

Để lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra trọn vẹn và như ý, nên tránh những điều kiêng kỵ sau.

1. Không dùng hoa quả và trái cây giả

Nhiều gia đình bày hoa quả, trái cây giả trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp vì mẫu mã cực bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo. Thế nhưng, việc bày hoa, quả giá trên ban thờ hay trong mâm cúng là không đúng.

Cần lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng để cả 365 ngày trong năm bình an và no đủ?

Thời cúng cần tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy. Vì thế, các gia đình nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần phật, tổ tiên. Cúc vàng, cúc trắng, hoa hồng, lay ơn… là một số loại hoa tươi có thể dâng lên ban thờ, vừa đẹp vừa ý nghĩa.

Các loại quả trong mâm cũng khá phong phú, mùa nào thức nấy, chỉ cần tránh những loại quả độc, có mùi vị khó chịu hoặc có gai góc.

2. Không dùng đồ chay giả mặn

Nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày Rằm tháng Giêng nên thường chuẩn bị mâm cỗ chay, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn. Tuy nhiên, các gia đình cần lưu ý khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.

Lý do là vì các gia đình dâng đồ chay là phát tâm hành thiện. Nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng đồ mặn như giả tôm, giả thịt hay giả cá thì có nghĩa tâm vẫn còn vọng tục, sân si.

3. Không được để bàn thờ bụi bẩn

Cần lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng để cả 365 ngày trong năm bình an và no đủ?

Trước khi tiến hành cúng Rằm tháng Giêng, người dân cần thực hiện lau chùi, dọn dẹp hương án cho thơm tho, khang thái. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự. Trước khi lau dọn, nên thắp 1 nén nhang khẩn xin Gia thần, Gia tiên về việc lau dọn để tránh thiếu sót trong quá trình lau chùi.

Đồng thời, không được xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ.

4. Không nên cúng thủ lợn hoặc cả con heo quay

Cần lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng để cả 365 ngày trong năm bình an và no đủ?

Có nhiều gia đình trong ngày lễ trọng đại này thường muốn dâng cúng lên những lễ vật tươm tất nhất. Tuy nhiên, đầu xuân năm mới, mâm cúng không nên dùng thủ lợn hoặc nguyên cả con lợn sữa quay. Cỗ mặn ngày Rằm tháng Giêng cũng khá giống với mâm cúng trong ngày Tết có những món truyền thống như gà, giò chả, canh bóng, rau luộc, xào thập cẩm,...

5. Không đốt nhiều vàng mã

Cần lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng để cả 365 ngày trong năm bình an và no đủ?

Ý nghĩa của rằm tháng Giêng là dịp cầu bình an, may mắn, đủ đầy và thịnh vượng. Vàng mã chỉ cần lượng vừa phải, không nên theo trào lưu mua các vật dụng như máy bay, ôtô... vì không đúng với ý nghĩa thụ hưởng của người đã khuất. Ngoài ra, đốt quá nhiều vàng mã còn gây phí phạm, ô nhiễm môi trường.

6. Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính

Các gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền lên ban thờ khi cúng, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Thế nhưng, cần lưu ý rằng tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.

 Ni Trần (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Chọn yêu một người đàn ông

Đọc nhiều nhất