Ăn ngủ cùng F0, vì sao có người không bị lây nhiễm?
Tin liên quan
Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tăng cao. Đặc biệt, không ít gia đình có đa số thành viên đều mắc Covid-19. Song, một số trường hợp ăn, ngủ, sinh hoạt cùng F0 nhưng vẫn không bị lây nhiễm. Điều này trở thành bí ẩn với giới khoa học. Họ đặt câu hỏi có hay không nhóm người miễn nhiễm với Covid-19.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, nhóm chuyên gia Đại học Imperial London (Anh) cung cấp bằng chứng đầu tiên về vai trò bảo vệ của tế bào T với các trường hợp tiếp xúc nhiều F0 nhưng không bị lây nhiễm virus.
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra tế bào T được tạo ra khi cơ thể tiếp xúc virus corona khác có thể nhận biết SARS-CoV-2. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Anh là lần đầu tiên kiểm tra sự hiện diện của tế bào T tác động thế nào với một người phơi nhiễm nCoV.
(Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Rhia Kundu, Viện Tim & Phổi Quốc gia của Hoàng gia Anh cũng là tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: "Tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 không phải lúc nào cũng dẫn đến việc bị lây nhiễm và chúng tôi rất muốn hiểu tại sao. Chúng tôi phát hiện ra rằng, nồng độ cao của các tế bào T tồn tại từ trước, được tạo ra bởi cơ thể khi bị nhiễm các loại virus corona khác ở người, có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm Covid-19".
Nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 khi hầu hết người dân ở Anh chưa bị nhiễm bệnh, cũng như chưa được tiêm vaccine Covid-19.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 52 người bị phơi nhiễm SARS-CoV-2, do họ sống với bệnh nhân Covid-19 (đã được khẳng định bằng xét nghiệm PCR).
Những người tham gia nghiên cứu đã được làm xét nghiệm PCR ngay từ đầu và xét nghiệm lại vào thời điểm 4 và 7 ngày sau, để xác định xem họ có bị lây nhiễm hay không.
Mẫu máu của 52 người tham gia được lấy trong vòng 1-6 ngày kể từ khi họ phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu phân tích mức độ tế bào T tồn tại từ trước do nhiễm các loại virus corona gây cảm lạnh thông thường. Những tế bào T này vốn cũng có khả năng nhận dạng chéo các protein của virus SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ở 26 người không bị lây nhiễm có nồng độ các tế bào T này cao hơn đáng kể so với 26 người bị lây nhiễm.
"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất cho đến nay rằng, các tế bào T chống lại virus corona gây bệnh cảm lạnh thông thường đóng vai trò bảo vệ chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2", Giáo sư Ajit Lalvani, một thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Tiến sĩ Lucy McBride (một bác sĩ ở Washington, D.C, Mỹ) cho hay, không nhất thiết ai tiếp xúc với F0 cũng mắc COVID-19. Theo bà Lucy, có thể lấy virus cúm làm ví dụ để so sánh với virus SARS-CoV-2 mà Omicron là biến thể mới nhất. Không phải hai virus này đều giống nhau, nhưng có thể có trường hợp người mắc cúm trong gia đình lây cho người này mà không lây cho người khác. Tương tự, có thể gặp trường hợp người mắc COVID-19 trong gia đình chỉ lây cho một số đối tượng và “bỏ qua” cho những đối tượng khác.
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất