4 thứ người giàu không bao giờ bỏ tiền mua, còn người nghèo dù 'cháy túi' vẫn cố vay mua bằng được
Tin liên quan
Ô tô mới, đắt tiền
Thông thường, một chiếc ô tô mới sẽ mất từ 10%-20% giá trị trong năm đầu tiên. Người giàu không muốn thứ mình mua bị “mất giá” như vậy. Đối với đa số, xe cộ chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển, là tiêu sản, chứ không phải thứ giúp khoa trương của cải. Người có tiền theo đó có thể trung thành với chiếc xe cũ của họ trong nhiều năm thay vì đổi mới liên tục.
“Người sở hữu vài trăm nghìn USD trong ngân hàng, thậm chí hàng triệu USD sẽ lái một chiếc ô tô trong trung bình 5 năm”, chuyên gia tài chính cá nhân Lynnette Khalfani-Cox cho biết.
Đối với đa số người giàu, xe cộ chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển, là tiêu sản, chứ không phải thứ giúp khoa trương của cải
Ngoài ra, một số người còn chuộng mua xe đã qua sử dụng. Họ quan niệm rằng chiếc ô tô có độ bền cao mới chính là tài sản mang giá trị lâu bền nhất. "Không có gì lãng phí hơn việc mua một chiếc xe mới. Đó là quyết định tài chính tồi tệ trên đời này", David Bach, một triệu phú tự thân ở Mỹ nói. "Một chiếc xe mới có vẻ hấp dẫn với nhiều người, nhưng chúng không đáng để bạn bỏ tiền ra’’.
Đồ hiệu, quần áo hàng hiệu
Tỷ phú công nghệ Mark Zuckerberg là người nổi tiếng với phong cách thời trang tối giản - áo thun, quần jeans tối màu hoặc quần đùi. Năm 2016, Mark từng chia sẻ trên Facebook hình ảnh tủ quần áo chỉ toàn T-shirt và áo hoodies màu xám, khiến cộng đồng mạng vừa bất ngờ vừa cảm thấy thú vị.
Ông là minh chứng cho thấy, người giàu không bao giờ chi hàng đống tiền cho quần áo hàng hiệu. Cũng theo một cuộc nghiên cứu, tại Mỹ, top 1% những người giàu nhất đã bắt đầu chi tiêu ít hơn cho đồ hiệu kể từ năm 2007. Thay vì thế, họ chọn quần áo đơn giản nhưng khó lỗi mốt để không phải thay đổi tủ quần áo theo trend.
Thực tế, việc chi tiền cho một món hàng hiệu chỉ là cách để làm thỏa mãn duy ý chí nhất thời của một cá nhân khi hạnh phúc vì có thể sở hữu một món hàng hiệu. Tuy nhiên, niềm vui này sẽ nhanh chóng biến mất vì những khoản nợ tín dụng, lãi suất vay… và thực tế, hàng hiệu không thể “định danh” giá trị của một người, mà chỉ tự “định danh” giá trị của nó.
Thời hiện đại, một thương hiệu được khẳng định không chỉ với chất lượng vượt trội. Thành quả khó nhọc ghi dấu trên tấm “mạc” nhỏ xíu đính vào sản phẩm được hỗ trợ của một hệ thống phức tạp của marketing, bán hàng…, với những chiến dịch tốn bộn tiền. Chính vì vậy mà giá cả của hàng hiệu thực tế là một “ảo ảnh”, không hề đáng giá với chất lượng của chúng.
Bất động sản đắt tiền
Người giàu thích mua các bất động sản có triển vọng với mức giá hời để kiếm lời khi nó tăng giá. Amancio Ortega, người sáng lập chuỗi cửa hàng quần áo Zara, cùng vợ sống trong một ngôi nhà bình thường ở Tây Ban Nha, không để thành công nhấn chìm mình trong vật chất. Một giáo sư tại Đại học Stanford, David Cheriton, người sở hữu 1,3 tỷ USD cổ phiếu Google, từng nói: “Những người xây nhà với 13 phòng tắm, có điều gì đó không ổn với họ”.
Ngược lại những người có thu nhập trung bình lại luôn mơ ước một ngôi nhà thật sang trọng và to lớn, thậm chí còn vay mượn để mua nhà trả góp. Cuối cùng thì hàng tháng họ phải dồn đến đồng lương cuối cùng trả khoản vay mua nhà, việc tiết kiệm tiền trở nên xa vời.
Mua quá nhiều đồ chơi cho con cái
Có một nghiên cứu trên 36 trẻ em được cung cấp số đồ chơi là 4 và 16 món trong nửa giờ. Người ta nhận ra nhóm trẻ có 4 món đồ chơi thể hiện sự sáng tạo với nhiều ý tưởng thú vị hơn khi có ít đồ vật trong tay. Nhiều đồ chơi không giúp trẻ thông minh hơn và những người thành công thì hiểu điều đó.
Nhiều đứa trẻ có một căn phòng thú nhồi bông hay số lượng đồ chơi Lego xây được cả một căn nhà lớn. Chúng sẽ không có cả thời gian để mơ, bởi vì mọi mong muốn của chúng đều trở thành hiện thực quá nhanh. Cha mẹ vừa tốn tiền mà trẻ trở nên thiếu động lực để cố gắng.
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất