Vén màn góc khuất trong ngành công nghiệp "đẻ thuê" bùng nổ
Tin liên quan
Margaret, một nhân viên xã hội đến từ miền Nam nước Úc, được chẩn đoán vô sinh vào thời điểm mới gần 30 tuổi. Để được nhận con nuôi, cô sẽ còn phải chờ đợi và mất rất nhiều thời gian nữa, nên Margaret quyết định tìm đến dịch vụ mang thai hộ.
Giống như nhiều người Úc, cô lựa chọn người đẻ thuê là người Ấn Độ. Giờ đây đã là bà mẹ của một cặp song sinh, Margaret nói “việc này như một điều kỳ diệu”.
Bobby và Nikki Bains, đến từ Essex (Anh) đã từ bỏ hy vọng có con sau 5 lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại và sau 2 năm miệt mài tìm người đẻ thuê bất thành tại đây. Sau khi nhận được thông tin Ấn Độ cũng hợp pháp hóa dịch vụ mang thai hộ, hai vợ chồng tìm đăng ký tại đất nước này và hiện giờ họ cũng đã có hai đứa con.
Margaret và Bains chỉ là hai trong số rất nhiều người nước ngoài đến Ấn Độ mang theo hy vọng tìm được người mang thai hộ và được làm cha làm mẹ. Dịch vụ đẻ thuê phát triển nở rộ tại đây, thậm chí còn được gọi là ngành công nghiệp mới nổi. Hiện nước này đang có khoảng 1.000 trung tâm đẻ thuê. Mỗi năm ước tính có 25.000 cặp vợ chồng đến Ấn Độ tìm người đẻ thuê và hơn 2.000 ca sinh thành công.
"Con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều," Eric Blyth, giáo sư công tác xã hội, Đại học Huddersfield, Queensgate, cho biết.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, ở nước Anh càng ngày càng có nhiều cặp vợ chồng tìm đến dịch vụ đẻ thuê ở các quốc gia khác, nhiều nhất là ở Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy, trong năm 2012, đã có 200 ca đẻ thuê ở Ấn Độ cho các cặp vợ chồng người Úc. Con số này ít hơn lần lượt vào năm 2011 và 2010 là 179 ca và 86 ca.
Đối với những bà mẹ mang thai hộ ở Ấn Độ, phí mang thai hộ là điều đáng quan tâm nhất. Ở đây, chi phí mang thai hộ dao động từ 16.000 – 32.000 USD. Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, nhưng nhiều vùng vẫn còn nghèo đói, thu nhập hàng năm của người dân khá thấp.
Trong khi một số bà mẹ quyết định đẻ thuê vì mục đích tài chính, thì vẫn có những bà mẹ khác có lý do nhân văn hơn, tiến sĩ Shivani Sachdev Gour, Giám đốc Trung tâm mang thai hộ Ấn Độ tại New Delhi cho biết.
Neelima, một bà mẹ 30 tuổi, quyết định đẻ thuê để trả khoản nợ 300.000 rupee (5.450 USD) do gia đình nhà chồng vay để làm đám cưới cho chị dâu. Chồng cô, với mức lương ít ỏi, khó có khả năng trả khoản nợ này.
"Tôi muốn giúp đỡ chồng tôi, ngoài ra cũng muốn đem lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn khác", Neelima nói về lý do mang thai hộ.
Có thể giúp gia đình người khác là yếu tố thúc đẩy chính. Anju, 17 tuổi, tự hào về quyết định của mẹ mình. “Bằng việc mang thai hộ, mẹ tôi không chỉ giúp gia đình mình mà còn đem lại niềm vui cho các gia đình khác.”
Trong khi nhiều người vẫn còn định kiến với việc mang thai hộ thì càng ngày càng có nhiều phụ nữ, dù độc thân hay đã có gia đình đều mong muốn được mang thai hộ. Vấn đề này càng dấy lên sự lo lắng khi cặp diễn viên đình đám của Bollywood Aamir Khan và vợ Kiran Rao quyết định tìm người mang thai hộ tại chính nơi đây.
Càng ngày càng có nhiều người nước ngoài đổ về Ấn Độ tìm người đẻ thuê đã dấy lên những lo lắng về vấn đề đạo đức. Olga van den Akker, một giáo sư tâm lý sức khỏe tại trường Hendon của Đại học Middlesex cho rằng: "Điều này tiềm ẩn nguy cơ bóc lột phụ nữ nghèo – những phụ nữ mang thai hộ chủ yếu vì mục đích kiếm tiền.”
Trong khi đó Wesley J Smith, một giáo sư khác gọi đẻ thuê là "chủ nghĩa thực dân sinh học", thậm chí nó còn tồi tệ hơn so với chủ nghĩa thực dân.
Tuy nhiên tiến sỹ Gour không đồng ý với quan điểm này, nói rằng "nghèo đói không phải là yếu tố quan trọng nhất, những người không đủ điều kiện sức khỏe tinh thần và thể chất sẽ không thể mang thai hộ, ngoài ra nếu đã sinh 5 đứa con cũng không thể nhận mang thai hộ người khác.”
Trả lời câu hỏi về những khó khăn về mặt tâm lý của những bà mẹ mang thai hộ phải chia tay với đứa con trong bụng mình, cảm xúc có thể là bà mẹ thay thế có thể phải chia tay với các em họ sinh, tiến sỹ Gour cho biết các bà mẹ này đều được chuẩn bị tinh thần từ trước.
Trong trường hợp của Margaret, mẹ mang thai hộ của các con cô (được gọi là “H” đã rất hạnh phúc khi cho chào đời cặp sinh đôi khỏe mạnh.
"H" nói với Margaret rằng mặc dù cô biết những đứa trẻ không phải là con cô, nhưng cô sẽ mãi nghĩ về chúng. Margaret còn có ý định đưa các con đến thăm "H" ở Ấn Độ vào cuối năm nay.
Margaret nói: "Mang thai hộ là một cơ hội tuyệt vời và là niềm hy vọng cho những cặp vợ chồng không thể có con như chúng tôi”.
Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Việt Hà - Theo AZ
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất