Mùa hè, trẻ thường phải ở trong phòng điều hòa kín mít không thông gió. Đang nóng, người toát mồ hôi, gặp mưa, trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị cảm lạnh.
Ngoài ra, điều đáng lưu ý đối với các bậc cha mẹ là bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em khi mưa xuống. Vì trời mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển, đây cũng là thời điểm mà trẻ em hay mắc bệnh này. Vì vậy, cần phải phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ngay từ đầu, chứ không đợi đến khi mưa nhiều mới bắt đầu phòng bệnh.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng lại mưa thất thường khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp nên cũng hay mắc bệnh ở đường hô hấp, cảm ho, sổ mũi, viêm họng. Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, biểu hiện thường thấy là trẻ bị khò khè.
Đối với trẻ mắc bệnh đường hô hấp, ho, sổ mũi phần lớn chỉ cần điều trị ngoại trú, Tuy nhiên, cần lưu ý đối với những trường hợp nặng, có biểu hiện như nhịp thở nhanh, thở rút lõm ngực, bụng phình lên là suy hô hấp cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện.
Đối với bệnh sốt xuất huyết, ngoài việc hạn chế không cho muỗi có điều kiện phát triển như sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng, thông thoáng, tránh để nước ứ đọng, lưu ý những nhà thường chưng hoa tươi để nước lâu dễ phát sinh muỗi thì cần cho bé ngủ màn, nhất là vào ban ngày, do muỗi đốt vào ban ngày thường là muỗi gây bệnh.
Khi trẻ mắc bệnh, biểu hiện của trẻ là sốt cao liên tục 2-3 ngày. Trong trường hợp này cần phải đưa trẻ đi khám nếu trẻ có một trong số những biểu hiện sau: như xuất huyết ngoài da, xuất huyết ở niêm mạc (chảy máu chân răng, chảy máu mũi). Dấu hiệu nặng là nôn hay tiêu ra máu, trẻ vật vã, kích thích, có vẻ li bì hoặc sốc tay chân lạnh có kèm nổi mẩn ở da.
Thời tiết thất thường luôn là diều kiện thuận lợi cho các virus gây bệnh ở trẻ phát triển, trẻ có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè hoặc người lớn bị bênh. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh và càng nặng. Để trẻ có sức khỏe tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy tăng cường phòng bệnh cho trẻ.
Thứ nhất, tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ cho các bé.
Tắm gội hàng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng nhất là đối với trẻ em cần phải thay quần áo cho trẻ mỗi ngày, nhất là mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở nhiễm nấm.
Khi phụ huynh để các bé, đặc biệt là các cháu dưới 1 tuổi nằm trong phòng điều hòa, cần chú ý nhiệt độ trong phòng và ngoài trời phải tương đối thích hợp nhau.
Nếu bé đang ở trong phòng điều hòa, cần thiết phải thay đổi nhiệt độ dần dần, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh ra nắng nóng, điều này khiến các bế nhiễm bệnh
Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người ho nhiều hay mắc các bệnh cảm cúm.
Nếu trẻ đã mắc các bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa, nên tránh để trẻ tới nhà trẻ thậm chí phải cách ly trẻ, điều này vừa ngăn ngừa những căn bệnh khác xâm nhập do lúc này đề kháng của trẻ rất yếu, đồng thời dễ lây nhiễm bệnh sang các trẻ khác trong lớp.
Anh Thư
(Theo Congluan)
4 kiểu tóc mái THẦN THÁNH khắc phục trán hói, mặt dài