Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều tưởng chừng rất đỗi bình thường này

Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều tưởng chừng rất đỗi bình thường này

Minh Ngọc 2017-04-26 10:12
- Bạn không chỉ có thể nhiễm độc chì trong son môi mà còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thói quen hàng ngày khác.

1. Những thói quen có thể làm bạn nhiễm độc chì

Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều này

Mỹ phẩm vốn là một công cụ hỗ trợ tôn lên vẻ đẹp của các chị em, đặc biệt son môi là vật bất ly thân với nhiều chị em phụ nữ. Thế nhưng, thói quen sử dụng son môi màu đậm lại không tốt chút nào cho sức khỏe, thậm chí chúng còn có lượng chì cao gấp nhiều lần so với son môi thông thường.

Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều này

Những loại son môi màu càng rực rỡ, lâu phai thường phải sử dụng chì oxit và có độ chì cao để giúp bám và ngấm màu lâu. 

Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều này

Khi bạn sử dụng giấy báo để gói thức ăn, mực từ giấy sẽ thấm vào thức ăn, theo đường miệng đi vào hệ tiêu hóa, tích tụ và gây độc hệ thần kinh trung ương, gan, máu, xương, thậm chí là cả hệ sinh sản của cả nam và nữ.

Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều này

Một điều bất ngờ là các sản phẩm gốm sứ bát đĩa… càng nhiều hoa văn sặc sỡ thì có hàm lượng chì càng cao. Sở dĩ như vậy bởi vì việc sử dụng kim loại chì sẽ giúp dễ tạo màu, làm bát đĩa có hoa văn đẹp mắt và trở nên long lanh hơn. Khi chúng ta sử dụng những loại bát đĩa chứa chì này, vô tình chì sẽ theo thức ăn đi vào cơ thể do quá trình thôi nhiễm vào thức ăn.

2. Cách để phòng tránh nhiễm độc chì

Với những người lao động trong môi trường độc hại có chứa chì

Nếu như làm việc trong môi trường độc hại như các xí nghiệp xăng dầu, công nghiệp nấu chì thì bắt buộc người lao động phải đeo khẩu trang thường xuyên. Bên cạnh đó, tuyệt đối không ăn uống ở nơi lao động vì sẽ có nguy cơ ăn phải thực phẩm nhiễm chì, hít phải hơi chì. Cần thiết phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động, dù chỉ đi vào công trường 30 phút. Không được để chung quần áo lao động với quần áo sinh hoạt tại nhà, sau lao động cần tắm ngay để loại bỏ chì trên da.

* Trong sinh hoạt gia đình

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không nên lạm dụng những đồ gốm sứ gia công, chế tác đơn giản vì không thể loại bỏ tạp chất. Ngoài ra, những đồ gốm sứ sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam đều cần hạn chế sử dụng. Các loại bát ăn cơm có viền men ở miệng bát tuyệt đối không sử dụng vì như vậy có nguy cơ ăn phải chì. 

Đối với nhà có trẻ em, không cho trẻ gặm, mút các đồ chơi nhiều màu sắc hay đồ chơi không rõ nguồn gốc.

Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều này

Dùng đồ vật màu trắng, ít họa tiết để giảm thiểu việc nhiễm độc chì

* Đối với các chị em sử dụng mỹ phẩm

Lựa chọn sản phẩm từ các công ty uy tín là điều đầu tiên để bạn bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm độc chì. Đồng thời, nếu trong thành phần có chứa mercurous chloride, calomel, mercuric, mercurio thì phải ngưng sử dụng. 

Trong quá trình sử dụng son môi không nên tiếp xúc nhiều với thức ăn, đồ uống. Tốt nhất là nên lau sạch son môi trước khi ăn uống để hạn chế tối đa nguồn chì vào cơ thể. Hạn chế tô son nhiều lần trong ngày (nhất là với dạng son màu đậm như đỏ, đỏ cam), không tô son quá đậm và bạn nên sử dụng dung dịch tẩy trang dành cho môi sau khi trở về nhà nghỉ ngơi.

Ngoài ra các nàng cũng có thể chọn màu son nhạt cho mình để giảm thiểu độc hại.

3. Thải độc chì thế nào?

Dù có phòng tránh đến đâu, chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng chì không hấp thụ vào cơ thể của mình. Bởi vậy, cần luôn có ý thức ăn uống, tập luyện để thải độc và nâng cao sức khỏe cho mình và con cái.

Không chỉ trong son, bạn cũng có thể nhiễm độc chì bởi điều này

Hải sản và thịt động vật là một nguồn thực phẩm tốt giúp thải độc chì khỏi cơ thể. Canxi trong tôm và kẽm trong hàu có tác dụng giúp bài tiết chì hiệu quả. Bên cạnh đó, thịt bò, gan động vật với nhiều protein và canxi cũng giúp ngăn chặn cơ thể hấp thụ chì.

Sữa đậu nành có chứa các thành phần protein khi được kết hợp với chì trong cơ thể sẽ tạo thành một hợp chất hòa tan, sau đó thải ra ngoài. Còn sữa chua lại kích thích nhu động ruột làm giảm sự hấp thụ chì và làm tăng sự bài tiết. Trà cũng là một loại nước quý khi chứa axit tannic kết hợp được với chì trong cơ thể tạo thành chất hòa tan, bài tiết cùng nước tiểu.

Rau quả, gia vị cũng có thể làm giảm nguy hại của chì khi tỏi, mộc nhĩ đều có tính giải độc tốt. Trái cây có chứa chất kết dính hoặc nhựa như kiwi, táo, cam quýt khi ăn vào cơ thể, di chuyển trong đường ruột sẽ kết tủa hoặc hút chì, làm cho lượng chì trong hệ tiêu hóa nhiễm vào đường ruột giảm xuống. Các loại rau quả như rau cải mỡ, bắp cải, mướp đắng, những loại giàu vitamin C khi kết hợp với chì sẽ tạo ra muối không độc không hòa tan trong nước rồi thải ra ngoài. Đặc biệt cà rốt chứa rất nhiều pectin, làm giảm độc tính của chì trong cơ thể, làm giảm sự hấp thụ chì.

nhận biết son có chì

Bên cạnh việc dung nạp thức ăn, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục như yoga hoặc nhảy dây để thải độc qua đường mồ hôi. Chuyển hóa stress bằng việc nhấn mạnh vào các cảm xúc tích cực, hay toát mồ hôi trong nhà tắm hơi cũng vừa khiến cơ thể sảng khoái hơn, đồng thời các chất cặn bã cũng được đào thải.

Minh Ngọc

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách xem mật khẩu WiFi đã lưu trên điện thoại, máy tính đơn giản

Đọc nhiều nhất