Đối thoại là gì? Mục đích của đối thoại là gì?
Đối thoại là gì?
Đối thoại là hình thức đối đáp giữa hai hoặc nhiều người trong một cuộc hội thoại trong tác phẩm tự sự của mình. Đối thoại được thể hiện ra thành lời khi các nhân vật cất tiếng nói, dùng lời nói để truyền đạt suy nghĩ, quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó. Sẽ tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sử dụng khác nhau mà đối thoại lại mang ý nghĩa khác nhau. Những dù có mang ý nghĩa thế nào thì đối thoại vẫn là việc tranh luận trao đổi trực tiếp giữa hai người trở lên bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo điều 63 của bộ lao động 2019 đã có quy định về khái niệm đối thoại ở nơi làm việc đó là:
“1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”
Tại nơi làm việc đối thoại là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công việc thêm năng suất hơn. Giúp các cá nhân tăng khả năng tranh luận, từ đó tìm ra những giải pháp làm việc hiệu quả hơn.
Điều kiện đối thoại
Muốn đối thoại trước tiên phải biết lắng nghe, nghe những điều người khác nói. Lắng nghe ở đây không phải mong tìm những sơ hở hay khiếm khuyết của đối phương để biện bạch hay chống trả. Lắng nghe chính là cơ sở điều mà mình muốn nói. Từ việc lắng nghe ta mới xác định được đối thoại chính là sự trình bày và trao đổi với nhau để tìm ra phương hướng, ý nghĩa và giá trị của vấn đề đó. Tuy nhiên ngôn ngữ cũng có những giới hạn của nó, đối thoại hiểu được nhau mới là điều quan trọng. Hơn nữa đối thoại còn đòi hỏi phải vượt thắng cảm xúc để có thể bình thản nêu vấn đề trong sự kiên nhẫn, lắng nghe, thấu hiểu và sáng suốt lãnh hội được quan điểm của người khác.
Trong cuộc đối thoại đích thực cũng cần phải bướng về người khác bằng tâm trí cởi mở, tránh sự dè dặt ở bản thân. Chính sự dè dặt ấy đã không cho người khác tiết lộ cái tôi đích thực của họ. Sự tín thác vào chân lý cũng chính là điều trọng yếu và để tiến sâu vào các quan hệ giữa người với người. Sự thất bại của chúng ta trong đối thoại chính là uốn nắn người khác theo quan niệm và theo khuôn khổ của chính mình. Tệ hơn nữa là dựa trên tiêu chuẩn chủ quan để phê phán và đánh giá người khác theo từng cấp độ. Nhận thức chủ quan này sẽ khiến ta từ sai lầm này đến sai lầm khác, chính là mầm mống của kiêu căng và thống trị độc tài.
Ngoài ra, trong đối thoại chỉ dựa vào tình cảm và thiện chí, thiếu đi sự kính trọng người khác thì quả là điều sai lầm. Đối thoại chính là con đường dấn thân và chấp nhận những thách đố. Người đối thoại phải xóa bỏ định kiến để can đảm sửa đổi chính quan điểm và lối sống của bản thân. Ngôn từ không nên cứng nhắc trong một hình thức nào đó, làm mất đi tính linh hoạt và sinh động. Có những phạm trù tư tưởng ngữ nghĩa khác nhau nhưng lại diễn đạt một chân lý như nhau.
Hình thức của đối thoại
Hiện nay hình thức đối thoại còn được quy định trong luật 2011 với mục đích làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu khiếu nại và phương hướng giải quyết. Và đối thoại sẽ có các hình thức sau:
Hình thức đối thoại được sử dụng phổ biến hơn tại nơi làm việc với mục đích thương lượng, tranh luận, giải hoà… Dù bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa thì hình thức đối thoại sec hiups cá nhân hay một tổ chức nhận lại những kết quả tích cực.
Mục đích của đối thoại
Theo quy định tại điều 63 của bộ luật lao động 2019, đối thoại nơi làm việc tức là việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động để chia sẻ những thông tin, nâng cao sự hiểu biết giữa các bên để tạo dựng mối quan hệ hài hoà nơi làm việc. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng của đối thoại nói chung và đối thoại tại nơi làm việc nói riêng, đó là không chỉ đảm bảo sự dân chủ trong doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động được đóng góp ý kiến để tạo dựng môi trường lao động ổn định. Hạn chế và loại trừ những nguy cơ dẫn tới việc tranh chấp lao động làm phá vỡ mối quan hệ lao động, gây thiệt hại về quyền và lợi ích cho cả đôi bên.
Ngoài ra trong hoạt động khiếu nại thì đối thoại là một trong các tác nghiệp quan trọng giúp người có thẩm quyền khiếu nại và tố cáo. Để từ đó thu thập và củng cố những thông tin liên quan để xã thực các vụ việc như trách nhiệm pháp lý, nguyên do phát sinh vụ việc...
Để từ đó tìm ra những bất cập, sơ hở thiếu sót, cũng như những ưu khuyết của từng cá nhân, cơ quan đoàn thể trong công tác chấp hành chính sách của Đảng, nhà nước có liên quan đến khiếu nại tố cáo. Những thông tin trên là kết quả của việc đối thoại giúp cho người có trách nhiệm và đồng thời có được những quyết định đúng đắn trong việc khiếu nại và tố cáo.
Ý nghĩa của đối thoại
Đối thoại thành công góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết dân tộc, tránh sự đối đầu dẫn đến hận thù. Cũng như thể hiện tính nghiêm minh của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thể hiện tính công khai dân chủ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Khi tham gia vào đối thoại các bên cần biết nghiên cứu những quy định pháp luật liên quan. Các bên tham gia đối thoại còn được tuyên truyền giáo dục và hiểu rõ hơn quy định pháp luật về những vấn đề liên quan.
Trên đây là bài viết về Đối thoại là gì? Mục đích của đối thoại là gì mà chúng tôi đã chia sẻ tới quý các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đổi thoại. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn luôn thành công!
Linh Linh ( tổng hợp )
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất