Con ngứa ở vùng kín, mẹ hốt hoảng khi biết kết quả chẩn đoán không ngờ từ bác sĩ

Con ngứa ở vùng kín, mẹ hốt hoảng khi biết kết quả chẩn đoán không ngờ từ bác sĩ

2018-02-22 08:13
- Bé gái 3 tuổi bị ngứa ở vùng hậu môn nhưng khi đi khám lại bị chẩn đoán nhầm là viêm phần phụ.

Dễ bị chẩn đoán nhầm

Theo Ths.BS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Điều trị, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương tỷ lệ mắc giun kim ở trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi khá cao, đặc biệt là nhóm trẻ trong tuổi đi mẫu giáo. Tẩy giun kim rất phức tạp, dễ bị tái nhiễm lại do trẻ đi nhà trẻ tiếp xúc và phơi nhiễm với nguồn trứng giun. Giun kim có đặc điểm đẻ trứng vào buổi tối từ 19-20 giờ nên trẻ dễ bị nhiễm thường ngứa ngáy, khó chịu vào buổi tối.

“Giun kim mắc ở bé trai không khó chịu bằng trẻ nữ. Ở trẻ nữ khi giun đẻ trứng có thể bò ra bộ phận sinh dục đẻ trứng. Nhiều trẻ khi đi khám bị chẩn đoán nhầm viêm phần phụ”, bác sĩ Thọ nói.

Con ngứa râm ran vùng kín mẹ phát hoảng khi tìm ra nguyên nhân

Giun kim mắc ở bé trai không khó chịu bằng trẻ nữ.

Bác sĩ Thọ đã gặp rất nhiều trường hợp bé gái bị nhiễm giun kim nhưng chẩn đoán nhầm viêm nhiễm phần phụ. Mới đây là trường hợp một bé gái 3 tuổi (tại Hà Đông) thường xuyên dùng tay gãi vùng kín. Bé kêu với mẹ ngứa và khó chịu vùng kín. Khi thấy vùng kín của con bị sưng và phù nề, người mẹ đã tự ra tiệm mua thuốc điều trị viêm nhiễm phần phụ cho con. Mẹ bé đã vệ sinh vùng kín bằng thuốc nhưng không đỡ.

Sau đó, gia đình đứa bé khám phụ khoa, bác sĩ chẩn đoán phần phụ không có vấn đề. Bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm giun nên đã chỉ định bé tới Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương điều trị.

Khi trẻ có vấn đề về sức khỏe, ít bậc phụ huynh nghĩ tới con bị nhiễm giun. Điển hình nhất là trường hợp của bé Tuấn Kiệt (16 tháng tuổi) thường xuyên ngủ không ngon giấc, biếng ăn. Ban đêm, bé Kiệt thường xuyên ngủ hay giật mình, rướn người… mẹ nghĩ con thiếu vitamin D nên đã tự bổ sung em bé. Tình trạng bệnh của bé Kiệt không khá hơn nên đã được gia đình cho khám dinh dưỡng. Qua xét nghiệm máu, các chỉ số dinh dưỡng đều đủ, bác sĩ khuyên chị cho con đi kiểm tra ký sinh trùng thì nhận kết quả bị nhiễm giun kim.

Giun kim dễ nhiễm lại

Theo khuyến cáo của chuyên gia, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn rất dễ bị nhiễm giun kim. Triệu chứng khi nhiễm giun kim có thể gây ra những tổn thương kích thích niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hoá hoặc gây tình trạng viêm ruột mãn tính, có thể gây nổi mẩn, dị ứng.  Trẻ nhỏ bị mắc giun kim nhiều năm có biểu hiện gầy xanh, bụng ỏng, kém ăn… Trường hợp giun kim chui sang bộ phận sinh dục (bé giá, phụ nữ) gây ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

Chẩn đoán bệnh giun kim bằng cách quan sát các nếp nhăn quanh hậu môn, quan sát phân thấy giun kim trắng ở rìa khuôn phân. Nhân viên y tế có thể dán giấy bóng kính ấn vào hậu môn buổi sáng sớm, sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm trứng giun.

“Tẩy giun kim rất phức tạp dễ bị tái nhiễm lại do trẻ đi nhà trẻ tiếp xúc và phơi nhiễm với nguồn trứng giun. Giun kim có đặc điểm đẻ trưng vào buổi tối từ 19-20 giờ, gây khó chịu và ngứa vùng hậu môn hoặc vùng kín (ở bé gái)”, bác sĩ Thọ cho hay.

Khi trẻ bị nhiễm giun kim phải tẩy giun và quan trọng nhất là vệ sinh sạch sẽ để tránh phơi nhiễm lại. Trẻ có dấu hiệu ngứa vùng kín cần dùng nước ấm và xà phòng rửa sạch. Quần trẻ mặc cần giặt riêng, thường xuyên vệ sinh chăn màn, đồ chơi của trẻ, cắt móng tay, chân cho trẻ, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi về sinh... 

Chuyên gia khuyến cáo mỗi năm nên tẩy giun cho trẻ 2 lần. Nếu trẻ đang tuổi đi học mẫu giáo có thể 3 tháng/lần.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bí quyết trị mụn, dưỡng trắng da hiệu quả từ gừng tươi

Đọc nhiều nhất