Căn bệnh không phải nan y nhưng nếu chủ quan có thể gặp hậu quả khôn lường
Tin liên quan
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ cao bị viêm khí quản
Viêm amidan, nghẹt mũi, khàn giọng
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, triệu chứng ban đầu của viêm khí quản rất giống với cảm mạo thông thường, chính vì vậy mà không ít người chủ quan hoặc điều trị không đúng nguồn gốc của bệnh.
Đầu tiên bệnh nhân sẽ vì cảm nhiễm độc bệnh mà dẫn đến bộ phận amidan bị phát viêm, dần dần tiếp tục xuất hiện các dấu hiệu khác như nghẹt mũi, sợ lạnh, sốt và thường cảm giác khó chịu ở cổ họng.
Ho
Người bị viêm khí quản cũng thường có biểu hiện ho tái phát và có tình trạng nặng hơn vào sáng sớm và buổi tối, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cả giấc ngủ bình thường của bạn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường kèm theo ho đàm, uống thuốc trị ho tự mua không hiệu quả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến viêm khí quản khó trị dứt điểm.
Bị ho có đàm khi đánh răng vào sáng sớm
Người mắc bệnh viêm khí quản do niêm mạc của ống khí quản bị viêm nhiễm, khi bị mùi vị của kem đánh răng kích thích sẽ gây ho, kèm theo dịch đàm nhưng lại khó khạc ra ngoài. Trường hợp nhẹ thì đàm có màu vàng hoặc trắng kèm theo những bóng nước, nghiêm trọng còn có thể ho ra các tia máu trong đàm.
Cảnh giác nguy hại do viêm khí quản gây ra
Một khi tình trạng viêm khí quản cấp tính không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì dần dần sẽ diễn biến thành viêm khí quản mãn tính. Người bệnh luôn bị các triệu chứng của bệnh giày vò như ho, khó thở v.v… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí còn có thể kéo theo nhiều bệnh tật khác.
Thông thường, viêm khí quản cũng là một trong những căn nguyên gây các bệnh khác, điển hình nhất chính là các bệnh về hệ thống hô hấp, tăng nguy cơ u phổi và bệnh tim mạch, nghiêm trọng hơn còn có biểu hiện tức ngực. Ngoài ra, chỉ riêng tình trạng viêm khí quản mãn tính cũng khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm rõ rệt.
Chăm sóc người bị viêm khí quản cần phải đặc biệt chú ý những vấn đề gì?
Phòng ngừa các tác nhân gây kích thích
Những thứ mang mùi hay vị có tính chất kích thích mũi, thậm chí cả bụi bẩn xung quanh cũng sẽ dễ gây ra viêm khí quản, hoặc khiến bệnh tình nặng hơn và khó điều trị dứt điểm. Khi ra ngoài, nhất là môi trường đặc biệt thì bạn nên đeo khẩu trang để đề phòng các loại côn trùng, phấn hoa, khí độc v.v… xông vào mũi.
Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có mối liên hệ trực tiếp với viêm khí quản, bao gồm người nghiện thuốc và người ở trong hoàn cảnh có khói thuốc. Chính vì vậy, vì sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên tạo một không gian sống trong lành tránh xa khói thuốc. Chú ý máy lạnh nếu không vệ sinh định kỳ cũng dễ gây ra bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí.
Tăng cường dinh dưỡng hợp lý
Người bị viêm khí quản có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng khi ăn và chức năng tiêu hóa cũng kém đi. Do đó, chăm sóc người bệnh cần bổ sung thực phẩm có nhiệt lượng cao hơn bình thường một chút, tăng cường hàm lượng protein và vitamin cần thiết.
Tuy nhiên, thực đơn cho người bị viêm khí quản nên chú ý chế biến thanh đạm, kiểm soát lượng muối ăn không vượt quá 6g/ngày đối với người trưởng thành. Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo ít nhất đủ 2500ml nước mỗi ngày để làm trơn nhuận cho đường hô hấp, làm loãng dịch đàm và dễ tống khứ ra ngoài.
Đảm bảo độ ẩm trong không gian sống
Phòng ốc nên thường xuyên được thông gió, trao đổi không khí với bên ngoài để thải khí độc cũng như hấp thu ánh nắng mặt trời. Nếu môi trường sống quá hanh khô sẽ gây khó chịu cho khí quản và cả đường hô hấp, con người sống lâu ngày càng dễ bị bệnh do sức đề kháng yếu đi.
Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đơn giản nhất là đặt một chậu nước sạch trong phòng, duy trì độ ẩm khoảng 60% là lý tưởng. Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ thể chất của người bệnh để lựa chọn các bài vận động phù hợp, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất