Căn bệnh đáng sợ đằng sau chứng đau chân, nhiều người cứ chủ quan nghĩ không có gì đáng lo

Căn bệnh đáng sợ đằng sau chứng đau chân, nhiều người cứ chủ quan nghĩ không có gì đáng lo

Ngọc Huyền 2020-05-14 16:12
- Đau chân chính là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh chết người không phải ai cũng biết

Hầu hết chúng ta đều hiểu mức độ nghiêm trọng của các cơn đau tim, nhưng không hề biết được nguyên nhân của cơn đau tim có thể xuất phát từ đau chân. 

Bác sĩ Kamerkar - Trưởng Khoa Phẫu thuật Mạch máu và Nội mạch, Phòng khám Ruby Hall, Pune, Ấn Độ cho hay, nếu khi đi bộ và nghỉ ngơi mà xuất hiện những cơn đau bắp chân và đùi có thể do hẹp động mạch ngoại biên. Nguyên nhân do hẹp hoặc tắc nghẽn trong các động mạch ở chân. Chứng bệnh này có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ nếu không được thăm khám, chữa trị.

Khi bị tắc nghẽn nặng, bệnh nhân sẽ bị đau liên tục ở bàn chân, ngón chân bị đổi màu hoặc thậm chí là hoại tử ngón chân. Chứng hoại tử làm ngón chân chuyển sang màu đen. Do đó, bệnh nhân có thể bị đau chân. Đây là triệu chứng điển hình.

Đau chân chính là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh chết người không phải ai cũng biết

Các bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao và những người hút thuốc đều có nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch ngoại biên. Bác sĩ Atul Rewatkar cho hay: “Cách duy nhất để phòng ngừa bệnh là cần kiểm tra chân mỗi năm. Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc bệnh cần phải thực hiện một bài kiểm tra ABI hàng năm gồm đo huyết áp cánh tay và cổ chân. Thông thường tỷ lệ giữa huyết áp cánh tay và cổ chân là 0,9 trở lên. Khi chỉ số này bắt đầu giảm xuống dưới 0,8, đó là dấu hiệu mắc bệnh hẹp động mạch ngoại biên và những bệnh nhân này nên siêu âm Doppler màu và có thể phải yêu cầu chụp động mạch. Cách duy nhất để ngăn ngừa căn bệnh này là kiểm soát bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol. Không hút thuốc và thực hiện lối sống lành mạnh”.

Nếu có các dấu hiệu như chuột rút hay đau ở bắp chân, đùi và mông khi đi bộ hoặc chạy trong một khoảng cách ngắn, dưới 500 mét, bạn nên cảnh giác và thăm khám. Ngoài ra, nếu cơn đau tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi, đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu khác cần chú ý là chân bị rụng lông và xuất hiện triệu chứng da khô.

Việc thăm khám, phát hiện sớm bệnh hẹp động mạch ngoại biên sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần thay đổi lối sống. kiểm soát chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường trong máu, thực hiện các bài tập đơn giản như đi bộ, đi xe đạp,… Những căng thẳng trong cơ thể cũng có thể dẫn đến vấn đề này, bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. 

Ngọc Huyền – Theo Timesofindia

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Học nữ chính 'Hạ cánh nơi anh' loại bỏ vai u thịt bắp với 5 bài tập đơn giản

Đọc nhiều nhất