Bé đến tuổi này, nhất định phải bỏ bú bình, bỏ bú quá muộn, nguy hiểm chực chờ

Bé đến tuổi này, nhất định phải bỏ bú bình, bỏ bú quá muộn, nguy hiểm chực chờ

Bích Anh 2022-06-05 10:30
- Bố mẹ cần cân nhắc thời gian cho trẻ bỏ bú bình. Trẻ bú bình quá lâu sẽ gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

"Bố ơi, con muốn uống ti bình", không biết bao nhiêu người đã quen thuộc với câu này. Đây là câu cửa miệng của Kimi, con trai của Lâm Chí Dĩnh trong chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế" phiên bản Trung Quốc. Ngoài bé Kimi, có rất nhiều em bé khác cũng thích bú bình. Tuy nhiên, bú bình quá lâu không tốt. Tốt nhất, phụ huynh cần cho bé cai ti bình, học cách sử dụng cốc trong khoảng thời gian bé 1 tuổi.

Tác hại khi trẻ bú bình trong thời gian dài:

Trẻ có thể bị sâu răng

Những trẻ có thói quen ngậm bình sữa hay các thức uống có đường trước khi ngủ sẽ làm chất đường lên men thành axit, tấn công vào men răng làm hư hại men răng lâu ngày gây nên tình trạng đa sâu răng, nhất là các răng cửa sữa ở hàm trên và hàm dưới.

Vào ban đêm, trẻ thường ngủ kéo dài khoảng 8 - 10 giờ, thời gian này chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra. Do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa hay các chất ngọt lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng dẫn đến sâu răng.

Bé đến tuổi này, nhất định phải bỏ bú bình, bỏ bú quá muộn, nguy hiểm chực chờ

Cản trở sự phát triển của chức năng môi

Việc trẻ chuyển từ bú bình sang uống sữa từ cốc cho thấy trẻ đã phát triển từ việc hút sữa bằng miệng để uống sữa trước đây sang uống sữa bằng môi. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển môi, miệng của trẻ. Việc cho trẻ bú bình quá lâu sẽ cản trở sự phát triển của quá trình này.

Béo phì

Bé bú bình quá lâu cũng dễ bị béo phì. Thông thường, trẻ 1 tuổi không nên uống quá 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra trẻ bú bình nhiều sẽ bú sữa nhiều hơn. Điều này dễ khiến các bé tăng cân quá mức. 

Bé đến tuổi này, nhất định phải bỏ bú bình, bỏ bú quá muộn, nguy hiểm chực chờ

Bé kém độc lập

Việc bú bình gắn liền với thời điểm bé còn là trẻ sơ sinh, luôn ở trong vòng tay mẹ. Nhưng khi uống sữa bằng cốc, bé đã lớn hơn, trưởng thành hơn. Đây là tín hiệu khích lệ trẻ rằng con đã lớn. Vì vậy, để trẻ bú bình quá lâu, bé sẽ kém độc lập, tự tin.

Sau khi trẻ đạt 1 tuổi, mẹ cần bắt đầu công cuộc cai ti bình cho bé:

Thay thế các công cụ

Sau khi trẻ được 1 tuổi, bạn có thể cho bé uống bằng cốc thay vì bình ti. Mẹ hãy dạy trẻ biết cách đóng, mở cốc, uống nước bằng cốc hút đúng cách/ Khi trẻ đã quen với việc này, bạn có thể cai ti bình. 

Bé đến tuổi này, nhất định phải bỏ bú bình, bỏ bú quá muộn, nguy hiểm chực chờ

An ủi bé

Việc bé nghiện ti bình có thể khiến hành trình cai ti bình của mẹ trở nên gian nan. Lúc này, mẹ cần giải giải cho trẻ, an ủi bé nhiều hơn để giúp trẻ tìm được những thú vui khác bên ngoài chiếc bình sữa. Mẹ có thể hướng dẫn trẻ đánh răng, đọc sách, uống sữa bằng cốc...để trẻ cảm thấy vui vẻ và quên đi nỗi nhớ bình ti.

Để bé bỏ bú bình, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý. Đây là một quá trình lâu dài, không thể hoàn thành trong chốc lát. Trong giai đoạn cai sữa bình, bé có thể gặp phải tình trạng phản kháng nhiều lần và mạnh mẽ. Về vấn đề này, mẹ nên hiểu và an ủi bé kịp thời. 

Bích Anh/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Duyên đến rồi, hãy mở lòng và yêu đi

Đọc nhiều nhất