Trẻ nhiễm ký sinh trùng có những triệu chứng nào?
Tin liên quan
Trẻ nhiễm ký sinh trùng có nhiều loại khác nhau, bố mẹ đã biết cách quan sát triệu chứng để phán đoán chưa?
Trẻ nhiễm giun đũa
Trẻ nhiễm ký sinh trùng nếu không sớm phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Trong đó, giun đũa là một trong những loại ký sinh trùng thường gặp ở bất cứ ai, bao gồm cả trẻ nhỏ.
Triệu chứng trẻ nhiễm ký sinh trùng mà cụ thể là giun đũa thông thường có những biểu hiện sau: đau bụng, chán ăn, có thể kèm sốt hoặc không, ban đêm ngủ thường chảy nước dãi. Ngoài ra, nếu chú ý quan sát còn có thể thấy một số giun nhỏ lẫn trong phân của trẻ.
Trẻ nhiễm giun kim
Giun kim cũng là một trong những loại ký sinh trùng thường ký sinh trong cơ thể người, chủ yếu sống trong đường ruột. Thường thì trẻ từ 3 đến 6 tuổi dễ bị nhiễm giun kim hơn. Triệu chứng trẻ nhiễm loại giun này thường là ngứa hậu môn, do giun thường bò ra khu vực này để đẻ trứng.
Trẻ nhiễm giun tóc
Giun tóc thường ký sinh ở túi cùng, ruột thừa và kết tràng. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng loại này thường sẽ tỏ ra biếng ăn, dễ bị táo bón, đau bụng, thậm chí có khi đại tiện phân có lẫn máu. Bố mẹ cần quan sát thường xuyên để sớm phát hiện bất thường và đưa trẻ đi xét nghiệm.
Trẻ nhiễm giun móc
Trẻ nhiễm giun móc thường sẽ xuất hiện những triệu chứng như sắc mặt nhợt nhạt, thiếu dinh dưỡng, tay chân yếu, có vấn đề của thiếu máu. Đặc biệt nếu bệnh tình nghiêm trọng, trẻ có thể gặp trở ngại trong phát dục, chức năng tim có vấn đề nên cần sớm phát hiện và điều trị.
Bố mẹ làm tốt 5 việc này thì không cần quá lo lắng trẻ bị nhiễm ký sinh trùng
Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Thói quen sống lành mạnh nên rèn luyện cho trẻ khi còn nhỏ. Điển hình như việc khuyến khích và hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hành động này không những giúp phòng ngừa trẻ nhiễm ký sinh trùng mà còn hạn chế rất nhiều bệnh tật.
Để trẻ học những điều hay, người lớn trong nhà cũng nên làm gương, như vậy bạn mới thuận lợi giáo dục con cái mà không khiến trẻ sinh ra tâm lý phản kháng. Nếu bạn sử dụng nước rửa tay hay xà phòng cho trẻ, hãy chọn sản phẩm dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da của bé.
Hạn chế tối đa cho trẻ ăn thực phẩm chưa nấu chín
Một số ấu trùng của ký sinh trùng có thể bám trong thịt, rau cải bán ngoài chợ. Ở nhiệt độ chưa đủ sôi thì ấu trùng này vẫn có thể còn sống và xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường ăn uống. Do đó, mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín kỹ, các loại rau ăn sống nên rửa sạch đúng cách.
Cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ
Hiện nay, các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em rất phổ biến và dễ uống. Mẹ nên ghi nhớ thời gian để cho trẻ uống định kỳ, nhằm tăng hiệu quả phòng ngừa giun sán. Ngoài ra, người lớn trong nhà cũng nên có thói quen này vì ký sinh trùng vẫn bị nhiễm ở người trưởng thành.
Chú ý các vật nuôi trong nhà
Thú cưng như chó mèo cũng cần tẩy giun sán và đảm bảo sức khỏe định kỳ. Ấu trùng ký sinh ở vật nuôi có thể lây qua trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, nếu bé nhà bạn có chứng dị ứng với lông động vật thì nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ hiểu biết hơn về vấn đề trẻ nhiễm ký sinh trùng, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả cho trẻ.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất