Nuôi thú cưng khi trong nhà có trẻ nhỏ, nên hay không?
Tin liên quan
Khoa học đã chứng minh các gia đình nuôi thú cưng khi có trẻ nhỏ có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.
Lợi ích của việc nuôi thú cưng khi có trẻ nhỏ
Giúp trẻ tăng cường vận động và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Ngày nay trẻ em tiếp xúc với các thiết bị thông minh từ rất sớm. Khi bị ép buộc rời xa các thiết bị này, trẻ nhỏ dễ nổi cáu, bực bội, la hét, đập phá. Nhưng có một người bạn để trò chuyện và chơi cùng, bé sẽ không còn muốn chơi hay xem nhiều như trước nữa. Bên cạnh đó, các hoạt động vui chơi, vận động với thú cưng hàng ngày cũng góp phần cho sự phát triển thể chất, tinh thần và xã hội của bé.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cha mẹ thường lo lắng nuôi thú cưng sẽ khiến con bị dị ứng nhưng thực tế chứng minh, những đứa trẻ lớn lên với một bé thú cưng trong nhà có hệ miễn dịch tốt hơn so với những đứa trẻ khác. Bởi vì khi tiếp xúc hay vui chơi cùng thú cưng, các bé sẽ tiếp xúc nhiều hơn ngay từ những ngày đầu hình thành hệ miễn dịch. Vì vậy, điều đó sẽ dễ dàng hơn cho việc thích nghi với lông thú cũng như môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, chơi cùng thú cưng đòi hỏi các bé vận động nhiều hơn, nhờ đó các bé sẽ có sức khỏe tốt và cơ thể dẻo dai hơn.
Giúp trẻ có trách nhiệm
Thú cưng là loài vật cần nhiều sự quan tâm, chú ý và phụ thuộc nhiều vào chủ. Chúng cần được chăm lo từ nước đến thức ăn, cùng dạo chơi và tắm táp. Khi trẻ được cùng ba mẹ nuôi thú cưng trong nhà, sẽ giúp các bé trở nên có trách nhiệm hơn. Bởi vì trẻ sẽ cảm nhận được mình quan trọng hơn, có người cần được mình chăm sóc.
Nhờ bé những việc nhỏ như đổ đầy nước, thức ăn hoặc cùng bố mẹ đi dạo với thú cưng sẽ giúp bé học được cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm cũng như có tinh thần trách nhiệm hơn.
Tính kỷ luật
Khi lớn lên với một con vật cưng, trẻ em học được rất nhiều điều về kỷ luật. Nếu có một con chó ở nhà, bé sẽ phải học cách đào tạo và dạy thú cách lắng nghe. Khoa học chứng minh rằng có một con chó giúp trẻ em hiểu hơn về kỷ luật.
Nuôi thú cưng khi có trẻ nhỏ cần chú ý những gì?
Việc nuôi thú cưng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ lây bệnh từ thú sang người như nhiễm giun móc, rận, bọ chét, bọ ve và bệnh thủy đậu. Đặc biệt, các loại bọ đều mang trong mình những loại khuẩn nguy hiểm và có thể truyền qua người cũng như thú nuôi mỗi khi chúng hút máu. Thế nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình khi nuôi thú cưng thì bố mẹ nên thực hiện tốt các việc dưới đây:
- Xổ giun cho mèo định kỳ, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 6 tháng; xổ giun cho chó 3 tháng một lần với thuốc hydatid
- Tắm cho thú cưng thường xuyên bằng sữa tắm, xà phòng chuyên dụng có khả năng diệt trừ ký sinh trùng như bọ chét, rận, bọ ve
- Thú cưng ăn thịt sống sẽ khiến chúng dễ bị dại và trở nên hung dữ hơn
- Tiêm vaccine phòng dại cho thú cưng
- Không thả rông chó lang thang trên đường phố, khi dắt chó đi dạo cần đeo xích chắc chắn và đeo rọ mõm cho chó bất kể là chó lớn hay chó nhỏ
- Luôn rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi đùa hoặc sờ chạm vào thú cưng
- Bát ăn uống của thú cưng cần được rửa sạch sẽ thường xuyên sau mỗi bữa ăn và được sắp xếp ở một vị trí riêng biệt
- Chuồng của thú cưng cần được làm sạch, diệt ký sinh trùng hằng tuần
- Sắp xếp thú cưng ở xa phòng ngủ của trẻ
- Tuyệt đối không cho thú cưng liếm lên mặt trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh
Những loại thú cưng thích hợp cho gia đình có trẻ nhỏ
Lối sống của gia đình và đặc điểm tâm sinh lý của đứa trẻ cũng tác động đến sự lựa chọn một con vật cưng của bạn như thế nào? Việc lựa chọn vật nuôi trong gia đình phải có tính toán và cân nhắc nếu không sẽ gây xáo trộn và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ nhỏ và gia đình.
Cá
Đây là một loài thú cưng hoàn toàn vô hại đối với trẻ nhỏ. Cá có nhiều màu sắc nên rất tốt cho quá trình phát triển và nhận thức của bé. Ngoài ra, chăm sóc cá cũng khá dễ dàng. Các bé nhỏ chỉ cần cho bé ăn đúng giờ còn việc thay nước hồ cá thì ba mẹ có thể giúp bé. Tuy nhiên, cá sẽ không giúp bé vận động nhiều hơn vì không gian của chúng chỉ bao quanh cái hồ cá be bé ấy thôi.
Mèo
Mèo cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng dịu dàng, rất khôn khéo và biết “nịnh hót” một cách ngọt ngào những vị chủ nhân của mình. Tuy nhiên, nếu chọn nuôi mèo thì bạn nên để bé tránh xa hộp đựng phân. Ngoài ra, nếu bé nhà bạn có vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, nên dời lại ý định nuôi mèo hay bất kỳ loại thú nào dễ rụng lông.
Chó
Các chú cún 4 chân là loài thú cưng dễ gần, thông minh, biết quan tâm, chăm sóc chủ mà lại còn rất đáng yêu. Thế nhưng chó thì cũng có nhiều giống với tính khí, độ thân thiện, an toàn khác nhau. Vậy nên ba mẹ hãy chọn giống chó hiền lành, thân thiện để đồng hành cùng con nhé!
Chuột lang/ Hamster
Chúng rất lanh lợi, có kích thước nhỏ, tương đối dễ nuôi, thuận tiện đối với các không gian nhỏ và lại không có nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Theo Sức khỏe 24h
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất