Ngắm em bé 'siêu ngấn' tắm bồn, CĐM cưng đến xỉu ngang xỉu dọc
Tin liên quan
Một bà mẹ ở Lâm Nghi, Sơn Đông, đã gây sốt khi đăng tải video "em bé siêu ngấn" của mình. Trong video có thể thấy một bé trai mập mạp, khuôn mặt tròn trịa và với tay chân có nhiều ngấn. Trông em bé chẳng khác gì củ sen dễ thương khiến ai cũng muốn cưng nựng. Nhiều cư dân mạng đã xuýt xoa và dành nhiều lời khen tặng cho em bé đáng yêu như vậy.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bé trai này hơi mập so với tiêu chuẩn. Việc cân nặng của bé vượt quá tiêu chuẩn có thể khiến bé gặp khó khăn trong quá trình vận động. Tốt nhất, người mẹ nên kiểm soát khẩu phần ăn của bé. Việc bé bị béo phì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất sau này của bé.
Một người dùng đã bình luận: "Bé này hơi mập, lớn lên sẽ khó vận động và không được nhanh nhẹn. Mẹ bé nên kiểm soát khẩu phần ăn của con."
Một người dùng khác viết: "Hồi đó, con mình cũng mập, con không ăn gì ngoài sữa mẹ. Đến khi lớn lên, con lại gầy mảnh khảnh nên mẹ đừng lo nhé. Không sao đâu vì con bú sữa mẹ hoàn toàn."
Người khác nói: "Khi lớn con sẽ gầy đi. Hồi nhỏ con trai tôi cũng bụ như vậy. Đến khi lớn lên, bé đã gầy đi nhiều."
Em bé bụ bẫm, nhiều ngấn thường khiến mọi người cảm thấy rất thích thú, bố mẹ thì hài lòng. Tuy nhiên, việc bé có nhiều ngấn, mẹ cũng cần chú ý hơn đến việc vệ sinh cho bé vì rất có thể bé sẽ bị hăm ở vùng ngấn của bé.
Hăm da (hăm hậu môn, hăm háng, hăm nách, hăm cổ) là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm da của bé. Thông thường chúng xảy ra ở những nơi có nếp gấp như cổ, nách, các kẽ tay, kẽ chân, bẹn, hậu môn... Một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị hăm có thể kể đến là:
- Do thời tiết nóng bức, khiến da bé bị dị ứng.
- Da trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Để trẻ mặc tã ướt hoặc bẩn quá lâu.
- Trẻ bị dị ứng với loại tã đang sử dụng.
- Chưa vệ sinh, tắm rửa cho bé đúng cách.
- Trẻ bị hăm tã.
Mẹ có thể trị hăm da cho trẻ bằng một số cách đơn giản như:
Vệ sinh cho bé đúng cách
Việc vệ sinh cho bé vừa có tác dụng trị hăm hiệu quả, vừa giúp bé tránh các bệnh ngoài da. Bạn nên dùng nước ấm tắm cho bé mỗi ngày một lần trong thời tiết khô nóng. Chú ý vệ sinh các vùng da có nếp gấp, vùng kín của bé một cách nhẹ nhàng.
Không đóng tã hoặc bỉm cho trẻ
Khi mẹ thấy bé có hiện tượng hăm như da mẩn đỏ xung quanh hậu môn, thì mẹ không nên tiếp tục cho bé mặc bỉm hoặc tã. Vì chúng sẽ khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu, thậm chí khiến vết hăm trầm trọng hơn.
Điều chỉnh thực đơn ăn uống của trẻ
Khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn, mẹ cần lưu ý thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé. Để tránh trường hợp axit có thể có trong phân khiến bé khó chịu. Theo đó, bạn nên ngừng cho trẻ ăn những trái cây có chứa nhiều axit như cà chua, việt quất, hay mâm xôi…
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để trị hăm cho bé như: lá khế, lá trầu không, chè xanh...
Quỳnh Trang/Theo Toutiao
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất