Cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh gọn mà không lo bị hăm
Tin liên quan
Thay tã cho trẻ sơ sinh có vẻ đơn giản, nhưng bạn cần biết cách để làm giảm thiểu tình trạng trẻ bị hăm, dán tã lệch hay vệ sinh như thế nào khi thay tã.
Bao lâu thay tã cho trẻ sơ sinh một lần?
Tình trạng hăm, ngứa và các vấn đề ảnh hưởng xấu đến da sẽ “ghé thăm” nếu như mẹ lười thay bỉm cho trẻ sơ sinh, vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm. Theo các chuyên gia, dù tã không bẩn nhưng nên 4 tiếng thay cho trẻ một lần để đảm bảo vệ sinh.
Số lần thay bỉm tùy thuộc vào lượng chất thải của bé. Thông thường, các bé 1 tháng tuổi mẹ nên thay tã từ 10 đến 12 lần/ ngày. Số lần thay sẽ tương đương với số lần mẹ cho con bú. Với các bé lớn hơn, số lần thay tã bỉm sẽ giảm dần. Tuy nhiên, mỗi trẻ có nhu cầu đi vệ sinh khác nhau, nhưng mẹ nên thay tối thiểu 6 lần/ ngày để con tránh tình trạng hăm. Nếu số lần tha tã ít hơn là dấu hiệu trẻ đang không nhận đủ dinh dưỡng từ mẹ.
3 quy tắc cần nắm lòng khi thay tã cho trẻ sơ sinh
Quy tắc 1: Chuẩn bị các vật dụng đầy đủ
Để việc thay tã được nhanh chóng và dễ dàng hơn, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết trước khi thay tã cho bé. Mẹ cần 1-2 miếng tã sạch, khăn giấy ướt nên chọn loại không mùi không cồn hoặc dùng bông gòn thấm nước ấm hay khăn sạch. Nếu bé đã bị hăm sẵn thì mẹ chuẩn bị thêm các loại thuốc bôi cần thiết.
Quy tắc 2: Vệ sinh sạch sẽ
Trước khi thay tã mẹ cần vệ sinh cùng mông, bộ phận sinh dục và các vùng lân cận cho bé để tránh tình trạng hăm, mùi. Sử dụng các loại khăn, bông mềm để lau nhẹ nhàng vì làn da em bé vô cùng mỏng và dễ bị tổn thương. Lau theo chiều từ trước ra sau và không lau người lại. Sau đó, dùng khăn khô lau lại một lần nữa để làn da được khô ráo, thoáng mát sau đó mới mặc tã mới.
Với trẻ mới sinh chưa rụng rốn, mẹ nên dùng gạc thấm nước vệ sinh khu vực rốn sạch sẽ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ chưa rụng rốn.
Quy tắc 3: Không nên mặc tã ngay lập tức
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, mẹ nên để da bé khô rồi mới thay tã khác. Cách này sẽ giúp da bé có thể “thở” trong môi trường không khí tự nhiên và tốt cho bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ở trần quá lâu vì em bé sẽ dễ bị cảm lạnh.
Lưu ý thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính
1. Thay tã cho bé trai
Đặt bé nằm ngửa, tháo miếng dán hai bên sau đó nhẹ nhàng nắm chân bé đưa lên cao, lau sạch mông và trượt bỏ tã bẩn ra ngoài.
Dùng tay giữa 2 chân bé trên cao, nhẹ nhàng đưa tã mới vào thả chân bé xuống. Kéo mặt trước tã lên và giữ cho bộ phận sinh dục hướng xuống để bé không dây bẩn lên phần ngoài tã.
Sau đó, lần lượt gỡ văng keo 2 bên và dán vào mặt trước. Khi dán, nên có định tã sao có mặt trước song song với mép tã, để độ rộng tã vừa khít với chân và tã không bị lệch.
2. Thay tã cho bé gái
Với các bé gái, cách thay tã về cơ bản cũng tương tự bé trai. Mẹ cũng đặt bé nằm ngửa, sau đó tháo tã cũ và thay thế tã mới. Cố định tã với băng dán 2 bên và kiểm tra xem tã đã vừa vặn với trẻ chưa là xong. Điểm khác biệt duy nhất khi thay tã cho bé gái là mẹ không cần giữ vùng kín của bé hướng xuống và cũng không lo vấn đề bé sẽ dây bẩn ra ngoài tã.
Với cách thay tã này đảm bảo vệ này sẽ trở nên nhàn tênh và cực kỳ nhanh gọn.
Theo Bau.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất