Bé trai 1 tuổi bị mắc dị vật vào họng, anh nhân viên trong căng tin giải cứu như trong phim
Tin liên quan
Mới đây, tại căng tin của Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến, Trung Quốc, có một bé trai 1 tuổi bất ngờ bị mắc dị vật vào họng khi đang ăn. Sau một lúc, toàn bộ gương mặt và cổ của bé đã bắt đầu chuyển sang màu xanh. Trong thời điểm quan trọng, khi cha mẹ bé đang gào khóc kêu cứu, một anh nhân viên của căng tin đã đến giúp đỡ.
Bé trai 1 tuổi bị mắc dị vật vào họng, anh nhân viên trong quán ăn giải cứu như trong phim
Được biết, trong khoảng thời gian 1 giờ trưa, căng tin đã thưa vắng khách. Nghe tiếng kêu cứu, anh Wu- nhân viên của căng tin đã tiến lại. Thấy đứa trẻ mặt tái xanh, không phát ra tiếng nói, anh đã sơ cứu cho bé trai bằng phương pháp Heimlich. Dị vật đã rơi ra khỏi họng của bé, giúp cho bé thở được bình thường, tình trạng cơ bản ổn định.
Yang Le, Y tá trưởng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến cho biết nhân viên của nhà hàng đã xác định được bệnh nhân bị dị vật chặn đường thở nên đã thực hiện phương pháp Heimlich nhanh và mạnh, tác động vào lưng và bụng. Tất cả đều phù hợp với quy trình nong, gắp dị vật đường thở. Nhờ sự nhanh trí của anh nhân viên, cậu bé đã được cứu sống.
Được biết, cháu bé 1 tuổi đang ăn mì thì bất ngờ hít phải 1 sợi mì dẫn đến nghẹt đường thở. Anh Meng Xiangjing, nhân viên trong nhà hàng đã cứu cậu bé. Nam nhân viên này cũng đã được chính quyền địa phương khen thưởng vì hành động ý nghĩa này.
Nhân viên này cho biết, trước khi làm việc ở căng tin, anh đã được học các kiến thức về sơ cấp cứu trong bệnh viện, bao gồm phương pháp Heimlich, hô hấp nhân tạo và một số cách băng bó sơ cứu, đồng thời đạt chứng chỉ nhân viên cứu hộ cấp dưới.
Phương pháp Heimlich- sơ cứu nạn nhân bị mắc dị vật qua đường thở
- Đối với trẻ nhỏ, người sơ cứu ngồi, đặt trẻ nằm ngang qua đùi với tư thế đầu thấp hơn ngực. Vỗ vào lưng bằng phần phẳng ở bàn tay (tốt nhất là vùng tiếp xúc giữa cẳng tay và bàn tay) 5 – 6 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của trẻ, đồng thời kiểm tra xem dị vật có được tống ra ngoài hay không.
- Đối với người lớn, nếu bệnh nhân tỉnh thì để bệnh nhân ở tư thế đứng, người cúi về phía trước, người sơ cứu đứng phía sau, hai tay bắt vào nhau thành một nắm đấm để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực, tống dị vật ra bằng đường miệng. Cần làm động tác nhanh và dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần.
- Nếu bệnh nhân bị bất tỉnh thì đặt nằm ngửa, người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này. Làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
Chú ý: Khi bị dị vật đường thở không nên cố gắng dùng mẹo hay dùng tay để móc ra hoặc vuốt xuôi vì có thể làm dị vật chui sâu vào đường thở, khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Sau khi làm mọi thao tác như trên mà dị vật không tống ra được thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thúy Anh/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất