Bé gái 4 tuổi cao 1m25, cách nuôi dạy cháu của bà nội rất đáng để học hỏi

Bé gái 4 tuổi cao 1m25, cách nuôi dạy cháu của bà nội rất đáng để học hỏi

Bảo Anh 2022-06-08 08:14
- Ai trong chúng ta cũng đều mong con mình lớn lên sẽ cao lớn, khỏe mạnh. Nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi dạy để bé phát triển chiều cao tối ưu.

Là phụ huynh, ai trong chúng ta cũng đều mong con mình cao lớn, khỏe mạnh. Khi con còn nhỏ, nhiều  người cha, người mẹ thậm chí đã đo chiều cao của con hàng tháng. Để tăng chiều cao cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cũng như vận động của trẻ.

Lele được bà nội nuôi dưỡng từ nhỏ và cô bé cũng là niềm tự hào của bà nội. Le le năm nay 4 tuổi, rất nhanh nhẹn, mạnh khỏe, ít khi đau ốm. Cô bé 4 tuổi và đã cao 1,25m, cao hơn khá nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Điều này khiến bà nội rất vui mừng. Mỗi lần đi ra ngoài, bà nội đều nhận được lời khen ngợi về cháu gái cao lớn, khỏe mạnh của mình. Nhiều người đã hỏi bà nội đâu là bí quyết để nuôi cháu cao lớn như vậy.

Bé gái 4 tuổi cao 1m25, cách nuôi dạy cháu của bà nội rất đáng để học hỏi,

Bà nội Lele không ngại chia sẻ rằng Lele từ nhỏ đã không kén ăn và hấp thụ thức ăn rất tốt. Trẻ nhỏ rất dễ tích tụ thức ăn và không kiểm soát được cảm giác đói và no. Việc tích tụ thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị, dạ dày và sự thèm ăn của trẻ. Về lâu về dài, sự tích tụ thức ăn sẽ gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Bé gái 4 tuổi cao 1m25, cách nuôi dạy cháu của bà nội rất đáng để học hỏi,

Bà nội bé Lele thường cho cháu uống sữa, ăn nhiều tôm, cá, hàu chứa nhiều canxi. Sau bữa cơm nửa tiếng, bà thường dắt bé Lele đi chơi. Đi dạo sau khi ăn không chỉ thúc đẩy quá trình tiêu hóa mà còn hỗ trợ quá trình phát triển của xương, giúp cô bé ngày càng cao lớn, tăng cường sức đề kháng.

Một số biểu hiện cho thấy trẻ đang bị tích tụ thức ăn:

1. Chán ăn

Nếu trước đây trẻ ăn rất tốt nhưng gần đây bé không ăn nhiều, luôn ngậm thức ăn trong miệng và lâu không nuốt, một bữa ăn sẽ mất nhiều thời gian. Lúc này, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn.

2. Đầy hơi, phân cứng hoặc tiêu chảy

Sau khi ăn quá no, trẻ dễ bị đầy bụng, đi ngoài ra phân cứng hoặc tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu là do chức năng tiêu hóa của trẻ không được tốt và xảy ra hiện tượng đầy hơi. Việc thức ăn tích tụ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Bé gái 4 tuổi cao 1m25, cách nuôi dạy cháu của bà nội rất đáng để học hỏi,

3. Lớp phủ lưỡi màu trắng

Sau khi trẻ bị tích tụ thức ăn, gương mặt trẻ cũng có những biểu hiện rõ rệt ví dụ như 2 bên sống mũi chuyển màu xanh, lớp phủ lưỡi màu trắng, miệng có mùi hôi.

4. Khả năng miễn dịch thấp

Tích tụ thức ăn lâu ngày cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. bé dễ bị cảm, ho, thậm chí là viêm phổi.

Làm thế nào để ngăn ngừa tích tụ thức ăn ở trẻ?

1. Điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn uống

Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Phụ huynh không nên cho trẻ ăn thức ăn có quá nhiều calo. Hãy cho bé ăn nhiều rau, ít thịt, nhiều cá để tránh làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

2. Không cho trẻ ăn quá nhiều vào buổi tối

Trẻ hoạt động nhiều hơn vào ban ngày và cơ bản là không vận động vào buổi tối. Vì vậy, trong bữa tối, mẹ chớ nên cho bé ăn nhiều. Đặc biệt, việc uống sữa vào buổi tối sẽ làm tăng gánh nặng cho trẻ.

Bảo Anh/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Trấn Thành tốn hơn 100 triệu đồng khi ngồi ghế nóng cùng Hari Won

Đọc nhiều nhất