6 sai lầm nguy hiểm cần tránh khi chăm trẻ F0 tại nhà để tránh tình trạng thêm nặng

6 sai lầm nguy hiểm cần tránh khi chăm trẻ F0 tại nhà để tránh tình trạng thêm nặng

2022-02-22 15:15
- Đối với việc chăm sóc trẻ nhỏ F0 điều trị tại nhà, cha mẹ và người thân cần chú ý đến những điều sau đây, để tránh tình trạng ngày càng nặng.

Trong quá trình chăm sóc trẻ F0 tại nhà, nhiều cha mẹ mắc phải các sai lầm dưới đây, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, dẫn đến lâu khỏi. Hãy đọc bài viết của Bau.vn để xem đó là những sai lầm nào nhé!  

6 sai lầm hay gặp khi chăm sóc trẻ F0  

Bắt trẻ đeo khẩu trang cả ngày  

Nếu bạn bắt trẻ phải đeo khẩu trang 24/24 nhất là khi ngủ sẽ khiến trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Các bậc phụ huynh cố gắng cho trẻ vui chơi nhẹ nhàng, không cấm trẻ vui chơi, tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là cách để theo dõi sức khỏe trẻ có bình thường hay không, chỉ hạn chế trẻ hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi.  

Không thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế  

Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, người chăm sóc nên thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế. Hiện nay, có nhiều đường dây nóng của hệ thống y tế, chúng ta nên chọn 1 đường dây để theo ngay từ đầu để phòng trường hợp cần thiết.  

Sử dụng sai máy đo SpO2  

Thiết bị đo chỉ số SpO2 có nhiều loại dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn. Đa phần các gia đình thường mua 1 loại và sử dụng cho cả gia đình. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sai chỉ số SpO2 của trẻ. Với trẻ em, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái) ngón tay chỉ dùng 2 ngón tay nếu tay quá bé. Đồng thời, nên đo nhiều lần và kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng với chỉ số SpO2 để đánh giá tình trạng của trẻ.  

Sử dụng sai thuốc hạ sốt  

Về thuốc hạ sốt, phụ huynh chỉ cho con uống khi sốt 38.5 độ C trở lên, liều lượng phải được tuân theo cân nặng. Tuyệt đối không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống.  

Lựa chọn bệnh viện  

Trong quá trình chăm sóc trẻ F0 tại nhà, trẻ có các dấu hiệu thở nhanh, khó thở dữ dội, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi đầu chi, chi lạnh, nổi vân tím… bằng mọi cách, phụ huynh phải đưa trẻ vào bệnh viện. Phụ huynh hãy đưa trẻ vào bệnh viện gần nhất có khả năng điều trị Covid thay vì lựa chọn bệnh viện tốt nhưng khoảng cách lại quá xa. Vì có nhiều trường hợp cháu bé chỉ đến viện chậm chút đã bị suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng.  

Dùng thuốc chống đông, chống viêm  

Về vấn đề dùng thuốc chống đông, chống viêm, một số phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 nghe lời khuyên trên mạng, cho trẻ uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Việc làm này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tình mạng, bởi vì trẻ nhỏ khả năng đề kháng với virus tốt hơn và các cơn bão cytokine ít hơn so với người lớn. Do đó, các loại thuốc này chỉ dùng cho người lớn và được sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ, với trẻ em tuyệt đối không nên dùng.  

Khi nào cần cho trẻ nhập viện?  

Theo phác đồ điều trị Bộ Y tế có những khuyến cáo các triệu chứng cần cho trẻ mắc Covid-19 nhập viện kịp thời, nhanh chóng như: trẻ thở nhanh, kém ăn, bỏ bú, thậm chí là trẻ ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 dưới 96%.  

Trẻ mắc Covid-19 chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ cần vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số SpO2 giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà điều trị và theo dõi.  

Khi trẻ chuyển nặng và nguy kịch khi SpO2 tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy… trường hợp này, trẻ bắt buộc phải nhập viện điều trị.    

Theo Bau.vn  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hơn 40 ngày chống chọi với Covid-19 của ca sĩ Phi Nhung

Đọc nhiều nhất