4 bộ phận của trẻ sơ sinh không nên chạm vào vì dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sự phát triển
Tin liên quan
Không chạm vào thóp
Trên trán của trẻ sơ sinh có một điểm nhìn vào thấy phập phù mỗi khi trẻ thở. Vị trí này chính là thóp. Nói chung, thóp được chia thành thóp sau và thóp trước. Thóp sau đóng trong vòng 8 tuần sau khi sinh và thóp trước bắt đầu đóng vào khoảng một tuổi rưỡi, và nên đóng trước tuổi. Với trẻ sơ sinh thóp rất quan trọng và cũng rất mỏng manh. Tốt nhất cha mẹ không nên chạm vào.
Không chạm vào dây rốn
Trong trường hợp bình thường, rốn của trẻ sơ sinh có thể tự rụng trong vòng 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Mẹ nên giữ rốn khô ráo, nhúng tăm bông vào cồn để sát trùng sau khi tắm để tránh nhiễm trùng. Nếu sau khi rốn rụng, có kèm theo một ít dịch nhầy hoặc viêm nhiễm như mẩn đỏ, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn gây nhiễm trùng huyết.
Không chạm vào tai
Đối với các bà mẹ trẻ, khi thấy ráy tai trong tai con mình, họ muốn làm sạch. Nhưng việc vệ sinh tai trẻ thường xuyên sẽ gây nhiễm trùng. Thực chất chất bẩn sẽ tự rơi ra, sau mỗi lần tắm mẹ lấy tăm bông sạch ngoáy nhẹ vào tai bé, nếu nhiều thì có thể đến bệnh viện để lấy ráy tai.
Không chạm vào lỗ mũi
Khoang mũi của trẻ sơ sinh, kể cả trẻ nhỏ, chưa phát triển hoàn thiện, các mô niêm mạc trong hốc mũi của trẻ sơ sinh còn mềm và có nhiều mạch máu. Nhiều mẹ nghĩ rằng có thể làm ẩm tăm bông với nước, sau đó ngoáy và làm sạch khoang mũi. Nhưng bạn biết không? Lỗ mũi của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ và da còn non nớt, mẹ không nên làm như vậy nhé.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất