4 bộ phận của trẻ sơ sinh không được tuỳ tiện rửa sạch quá mức, mẹ cần phải nhớ

4 bộ phận của trẻ sơ sinh không được tuỳ tiện rửa sạch quá mức, mẹ cần phải nhớ

Ngọc Huyền 2022-03-19 09:35
- Một số bộ phận của trẻ sơ sinh cần được vệ sinh đúng cách. Cha mẹ không được rửa bừa bãi, nếu không có thể ảnh hưởng không tốt đến bé.

1. Không vệ sinh tai nhiều để không làm tổn thương thính giác của trẻ sơ sinh

4 bộ phận của trẻ sơ sinh phải vệ sinh đúng cách không được vệ sinh bừa bãi, mẹ cần phải nhớ

Điều đầu tiên cần nói đến là đôi tai. Theo các bác sĩ, tai của con người có khả năng tự làm sạch. Khi ráy tai trong tai đến một điểm nhất định sẽ tự rơi ra ngoài. Vì vậy, trong những trường hợp bình thường, việc giúp trẻ ngoáy tai là không cần thiết. Nếu cha mẹ vệ sinh tai nhiều có thể khiến thính giác của trẻ bị tổn thương.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn vệ sinh tai cho trẻ sai cách. Chẳng hạn như một số phụ huynh thích dùng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ. Thực chất hành vi này hoàn toàn không phải để làm sạch tai mà là chọc ngoáy sâu vào trong đôi tai của bé, làm ảnh hưởng đến thính giác và sức khỏe của bé.

2. Không làm sạch thóp hoặc lau thóp quá mạnh

4 bộ phận của trẻ sơ sinh phải vệ sinh đúng cách không được vệ sinh bừa bãi, mẹ cần phải nhớ

Khi bé mới chào đời, cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện. Ví dụ như xương đầu của trẻ chưa phát triển tốt, trên đỉnh đầu vẫn còn một mảng xương lớn chưa khép lại, được gọi là thóp.

Nhiều bậc cha mẹ biết bộ phận này và mỗi lần vệ sinh cơ thể cho trẻ luôn tránh nó. Họ không rửa sạch thóp và lâu ngày khiến chất bẩn trên thóp tích tụ ngày càng nhiều. Một số cha mẹ khác không biết về thóp, khi giúp bé vệ sinh cơ thể, họ có thể dùng lực quá mạnh khi lau thóp, từ đó làm bé bị thương.

Trên thực tế, dù lau mạnh hay không lau đều là sai, cha mẹ nên lau thóp đúng cách cho bé. Hãy dùng một chiếc khăn mềm đã được làm ẩm bằng nước ấm, sau đó nhẹ nhàng vuốt lên vùng thóp của bé, không ấn hoặc gãi.

Nếu trên bộ phận này còn nhiều vết sữa cứng đầu và các vết bẩn khác, bạn có thể dùng khăn nóng đắp lên rồi lau sạch. Điều này không chỉ giúp thóp của bé sạch sẽ, khỏe mạnh mà còn tránh gây tổn thương cho bé.

3. Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh tùy trường hợp

4 bộ phận của trẻ sơ sinh phải vệ sinh đúng cách không được vệ sinh bừa bãi, mẹ cần phải nhớ

Phương pháp làm sạch rốn của trẻ thay đổi tùy theo tình hình trước và sau khi rốn rụng.

Trước khi dây rốn của bé rụng

Khi cuống rốn chưa rụng hoàn toàn, không thể dùng nước làm ướt một vùng rộng lớn, do đó, việc vệ sinh bằng nước không được khuyến khích. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần giữ vệ sinh rốn sạch sẽ để tránh nhiễm trùng do chất bẩn còn lưu lại trên rốn. Vì vậy, cha mẹ có thể dùng tăm bông sạch nhúng cồn y tế 75% lau nhẹ vùng rốn để sát trùng.

Sau khi dây rốn của bé rụng

Khi rốn của bé rụng, bố mẹ có thể vệ sinh bình thường cho bé. Nhưng với phần bên trong rốn, bố mẹ không nên cố rửa quá kỹ, đừng để ý đến những nốt đen nhỏ bên trong, nếu không có thể gây nhiễm trùng cho bé. Nếu thực sự có chất bẩn trong rốn của trẻ, bạn có thể lau nhẹ bằng khăn ấm và không dùng ngón tay để kéo mạnh.

4. Cẩn thận khi rửa vùng kín cho trẻ sơ sinh

Bộ phận sinh dục của bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ nhưng phải vệ sinh đúng cách, nếu không sẽ gây hại cho bé. Do bộ phận sinh sản của bé chưa phát triển hoàn thiện và khả năng chống chọi với ô nhiễm bên ngoài còn hạn chế nên khi vệ sinh cha mẹ lưu ý không vệ sinh quá kỹ như mở vùng kín của bé để vệ sinh,… Những việc làm này có thể làm bé bị thương. Ngoài ra, khi vệ sinh vùng kín cho bé, cha mẹ không nên kích thích quá mạnh vào những vùng này vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến bé.

5. Một số vấn đề cần phải chú ý khi vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh

4 bộ phận của trẻ sơ sinh phải vệ sinh đúng cách không được vệ sinh bừa bãi, mẹ cần phải nhớ

Trước hết, cha mẹ cần sử dụng các chất tẩy rửa dành riêng cho trẻ nhỏ như sữa tắm trẻ em,... Không sử dụng các chất tẩy rửa của người lớn, đặc biệt không sử dụng bừa bãi các đồ y tế, mỹ phẩm cho trẻ, để không làm tổn thương da em bé. Thứ hai, bạn phải chú ý đến nhiệt độ của môi trường vệ sinh và nhiệt độ nước để vệ sinh cho bé. Và sau khi vệ sinh xong nhớ lau ngay nước trên người bé và giữ ấm để tránh bé bị cảm lạnh.

Không để tai bé bị dính nước, nếu tai bé bị dính nước, mẹ đừng mù quáng sử dụng những phương pháp sai lầm như dùng tay vỗ mà hãy để bé ngửa đầu và để nước chảy ra ngoài một cách tự nhiên, bạn có thể kéo nhẹ dái tai bé để nước trong tai chảy ra ngoài.

Cha mẹ nào cũng mong con mình được sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và khỏe mạnh, nhưng phải nắm vững những lưu ý khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh, đừng khiến bé bị ốm chỉ vì vệ sinh cho bé.

Ngọc Huyền – Theo sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 phim Hoa ngữ bị 'đắp chiếu' vô thời hạn vì scandal của diễn viên chính

Đọc nhiều nhất