Vì sao lại sơn Văn Miếu - Quốc Tử Giám màu trắng xám?
Tin liên quan
Văn Miếu có mất đi sự cổ kính
Việc tu sửa lại Văn Miếu 2-3 ngày gần đây để tránh xuống cấp đã khiến cho Văn Miếu có một màu áo mới. Các khu vực như Cổng Đại Trung Trung Môn, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, khu nhà thờ đều được phủ lên một lớp sơn mới màu trắng thay cho sắc màu nâu cũ. Tuy nhiên, Văn Miếu có diện mạo mới đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.
Theo GS.TS Ngô Duy Thịnh (Viện nghiên cứu Văn hóa), Văn Miếu được sơn màu trắng hay vàng dù mới mẻ nhưng không gợi cho mọi người được sự cổ kính hoài niệm.
“Trước đây, khi nhắc tới Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, mọi người thường nhớ tới Văn Miếu có những bức tường màu nâu. Mọi thế hệ học trò Hà Nội đều thích sự cổ kính đó. Bản thân tôi cũng thích sự cổ kính đó của Văn Miếu”, GS.TS Ngô Duy Thịnh nói.
Văn Miếu được sơn mới lại bằng màu trắng thay cho màu nâu (ảnh Zing).
Văn Miếu là một quần thể kiến trúc tương đối rộng, có vị trí đắc địa ở giữa trung tâm Hà Nội. Nếu thay toàn bộ bức từng màu nâu sơn thành màu trắng xám sẽ khiến cho nhiều người thấy lạ lẫm. Có nhiều người sẽ cho rằng hình ảnh này phản cảm.
GS.TS Ngô Duy Thịnh, Văn Miếu Quốc Tử Giám đã tồn tại từ rất lâu đời. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, tức năm Thần Vũ thứ hai đời vua Lý Thánh Tông.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Đây được coi là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Tới đời vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
“Ngàn đời nay mọi người vẫn quen với những bước tường màu nâu. Bây giờ lại phủ một sắc màu trắng xám trên những bước tường nâu đã hoen ố khiến nhiều người sẽ thấy lạ, chưa thể quen ngay”, GS.TS Ngô Duy Thịnh nói.
Vì sao lại sơn Văn Miếu - Quốc Tử Giám màu trắng xám?
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết: “Màu sắc trong ngũ hành có rất nhiều màu khác nhau. Và màu trắng là màu của hành Kim. Hành Kim thường không đem lại sự may mắn và mang ý nghĩa tang tóc. Đó cũng là lý do vì sao các nghĩ trang thường để ở hành Kim. Còn ở Phương Tây màu không may mắn với họ là màu đen”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái bất kỳ di tích gì cũng cần phải tôn tạo và bảo tồn. Tuy nhiên, khi tôn tạo và tu sửa phải tính toán kỹ lưỡng đưa ra các phương án. Trong trường cần thiết thì cần phải tư vấn chuyên gia.
“Khi tu sửa phải thực hiện theo nguyên tắc nào?Tại sao lại chọn màu trắng thì người đề xuất tu sửa cần giải thích được. Nếu bây giờ thay vì chọn màu trắng mà chọn màu hồng có được không?”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ thêm: “Tôi không hiểu khi tôn tạo di tích họ có nghĩ tới màu trắng trong ngũ hành là màu của tang tóc hay không. Trường hợp nếu biết thì vì sao lại chọn màu trắng. Một công trình như Văn Miếu khi xây dựng hoặc khi sơn lại phải tính toán rất kỹ về ngũ hành và màu sắc khoác trên mình nó”.
Trước đó, trả lời báo về việc quét vôi trắng cho một số hạng mục tại Văn Miếu, cơ quan quản lý Văn Miếu - Quốc Tử cho biết, đây chỉ là hoạt động mang tính chất định kỳ của đơn vị quản lý di tích. Một số hạng mục bị rêu bám, nấm mốc bao phủ làm mất mỹ quan và xuống cấp. Ngoài ra những bong tróc trên tường có thể làm xuống cấp tới lõi tường. Trước khi quét vôi đơn vị quản lý Văn Miếu đã lắng nghe ý kiế của du khách và đặc biệt là du khách quốc tế.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất