Tiết lộ những điều chưa biết về Tết của những người làm việc ở lò hỏa táng bận rộn từ ngày mùng 2 Tết

Tiết lộ những điều chưa biết về Tết của những người làm việc ở lò hỏa táng bận rộn từ ngày mùng 2 Tết

Thu Hà 2019-02-06 18:30
- Ngày Tết – thời điểm cả xã hội được nghỉ ngơi nhưng người thợ lò hỏa táng ở công viên vĩnh hằng, họ vẫn làm việc miệt mài. Lúc đó, áp lực công việc có khi còn lớn hơn ngày thường.

Tết vẫn đông khách đến hỏa táng

Cứ tưởng cả năm bận rộn thì đến Tết người thợ lò hỏa táng sẽ được thảnh thơi một chút. Nhưng sự thực là họ sẽ bận rộn hơn cả ngày thường.

Chia sẻ với PV Em Đẹp về công việc của người thợ lò hỏa táng, anh Nguyễn Nô En, Phó giám đốc Đài hóa thân Thiên Đức (xã Trung Giáp - Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, Phú Thọ) lý giải so với trước kia, nhu cầu hoả táng của người dân đã tăng lên nhiều lần.

Chiều 30 Tết, thợ lò hỏa táng vẫn bận túi bụi, đến mùng 2 đã quá tải

Anh Nguyễn Nô En (bên trái) cũng từng là người thợ lò hỏa táng. Ảnh: Thu Hà

Có một sự thật ít ai biết là đến tận chiều 30 Tết, những người thợ lò hỏa táng vẫn bận “tối mắt tối mũi” để hoàn thành hết các ca của năm cũ. Bởi gia đình nào cũng muốn kết thúc đau buồn của năm cũ và năm mới, người quá cố được “kịp về nhà ăn Tết”.

Chỉ được nghỉ đúng ngày mùng 1 Tết và sang đến ngày mùng 2, các ca hỏa táng đã…quá tải.

“Áp lực lớn nhất với chúng tôi là làm sao hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác để trao cốt cho gia đình. Có những hôm số ca tăng đột biến, 4 ca trong lò mà bên ngoài còn 6,7 quan tài.

Buổi trưa ai cũbg muốn ăn nghỉ nhưng thấy gia đình ngóng chờ thì anh em vẫn cố gắng hết sức. Làm nghề này, chúng tôi chỉ sợ mình ốm, phải nghỉ việc, công việc sẽ chồng lên vai anh em khác chứ không sợ hãi gì cả”, anh Nô En bộc bạch.

Chiều 30 Tết, thợ lò hỏa táng vẫn bận túi bụi, đến mùng 2 đã quá tải

Khu vực đón linh cữu người đã khuất vào lò hỏa táng. Ảnh: Thu Hà

Mỗi ca trực kéo dài 12 giờ đồng hồ. Cứ trực đêm là người thợ lò thức trắng. Dù bên ngoài kia, “cả thế giới” đang đi chúc Tết tưng bừng thì ở một góc nhỏ trong công viên vĩnh hằng, những người thợ lò vẫn cần mẫn làm công việc của mình. Chỉ cách đó không xa, gia đình người đã khuất ngồi sốt ruột ngóng trông…

Tất cả vẫn được thực hiện đúng quy trình bao gồm đón xe tang, thực hiện hành lễ, gia đình ký hợp đồng hoả táng, chọn tiểu quách theo yêu cầu, đánh mã số và thực hiện hỏa táng.

Chiều 30 Tết, thợ lò hỏa táng vẫn bận túi bụi, đến mùng 2 đã quá tải

Thời gian trung bình từ 1 - 2 giờ là hoàn tất các công đoạn. Sau khi hỏa táng xong, kỹ thuật viên cũng tự tay xếp gọn gàng xương của người quá cố vào tiểu quách và trao lại cho gia đình.

Bởi đây là công việc liên quan đến tâm linh của cả gia đình, dòng họ nên mọi thứ đều được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, tuyệt đối tránh sự nhầm lẫn, sơ xuất dù là nhỏ nhất.

Không “đốt vía” vì “nếu đốt thì đốt đến bao giờ”

Không ít người thắc mắc ngày Tết Nguyên đán của người thợ lò hỏa táng sẽ thế nào? Vì bản thân họ lúc nào cũng tiếp xúc với tử thi lạnh lẽo, Tết nhất ai cũng thấy ngại ngùng…

Nghe chúng tôi thắc mắc vậy, anh Nô En bật cười. Đúng là thợ lò hỏa táng là công việc dành cho người có thần kinh thép, không dành cho người “yếu bóng vía”.

Chiều 30 Tết, thợ lò hỏa táng vẫn bận túi bụi, đến mùng 2 đã quá tải

Người thợ không được phép rời lò. Ảnh: Thu Hà

Tuy nhiên, những người làm công việc này họ không cảm thấy “lạnh”. Điều duy nhất họ tâm niệm là làm sao để ca hỏa táng diễn ra trọn vẹn, tận tâm nhất để người đã khuất được thanh thản và người còn sống được cảm thấy an ủi phần nào.

“Hàng ngày, hàng giờ tận mắt chứng kiến cơ thể người thiêu như thế nào là điều không phải ai cũng dám làm.

Một khi đã vượt qua nỗi ám ảnh, áp lực đó thì việc hàng ngày tiếp xúc với người chết là chuyện bình thường, không có gì ghê sợ. Bản thân chúng tôi cũng chưa bao giờ “đốt vía” sau khi đi làm về, vì theo một ngày thiêu mấy chục ca thì đốt đến bao giờ?”, anh Nô En vui vẻ chia sẻ.

Chiều 30 Tết, thợ lò hỏa táng vẫn bận túi bụi, đến mùng 2 đã quá tải

Đài hóa thân Thiên Đức. Ảnh: Thu Hà

Lò liên tục hoạt động, anh em không được phép rời lò. Anh em đến với công việc này, có người đã có gia đình, có người còn độc thân.

Họ gắn bó với công việc vì quan niệm đang “làm phúc” cho các gia đình. Tất nhiên so với những người khác, người thợ lò có thu nhập cao hơn để xứng đáng với vất vả mà họ trải qua.

 Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những hot girl Việt ngực 'lép' nhưng vẫn cực thu hút

Đọc nhiều nhất