Nỗi lòng người mẹ xót con phẫu thuật chuyển giới: "Làm con gái khổ thế này, hay là thôi đừng phẫu thuật bên dưới nữa" (P.2)

Nỗi lòng người mẹ xót con phẫu thuật chuyển giới: "Làm con gái khổ thế này, hay là thôi đừng phẫu thuật bên dưới nữa" (P.2)

Thu Hà 2017-10-19 14:00
- Bà Lường Thị Tiếng (sinh năm 1970), người phụ nữ dân tộc Thái đã bắt xe khách từ Yên Bái xuống Hà Nội chăm sóc những ngày La Lam - con của bà trong những ngày em phẫu thuật nâng ngực.

Cởi mở chấp nhận cơ thể mới của con

Hai năm nay, La Lam, tên thật là Lò Đức Thọ, quê ở Yên Bái hiện lên trong mắt mọi người là một cô gái chuyển giới đầy mạnh mẽ, quyết đoán. Mặc dù La Lam chưa có điều kiện làm phẫu thuật chuyển giới nhưng Lam không mấy phiền lòng vì những lời miệt thị của nhiều người xung quanh.

Vậy mà cách ca phẫu thuật “định mệnh” một tháng, không hiểu linh cảm xui khiến thế nào, La Lam bỗng cảm thấy bức bối về chính cơ thể của mình. “Làm sao sửa chữa được khuyết điểm trên cơ thể?” là câu hỏi luôn xoay vần trong đầu La Lam.  

Chuyện người mẹ dân tộc Thái bắt xe khách đi hơn 200 cây số xuống Hà Nội chăm sóc con phẫu thuật chuyển giới

Lam có mặt trong rất nhiều sự kiện dành cho cộng đồng LGBT. Ảnh: NVCC

Chưa có điều kiện phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn, điều đầu tiên La Lam mong muốn là được phẫu thuật nâng ngực để có thể tự tin với cơ thể và mặc đồ đẹp hơn.

Tháng 9/2017, La Lam đã nhận được thư mời tham gia phẫu thuật nâng ngực miễn phí của một bệnh viện tạo hình thẩm mỹ lớn tại Hà Nội.

“Nhận được lời mời, qua thăm khám sức khỏe, trong tôi đan xen nhiều cảm xúc khác nhau. Một mặt, tôi rất háo hức vì được chạm tay vào giấc mơ được trở thành con gái. Mặt khác, tôi cũng lo lắng ngộ nhỡ có tai biến, rủi ro trong và sau cuộc phẫu thuật đó. Nhiều đêm, tôi không ngủ vì suy nghĩ về ca phẫu thuật này”, La Lam chia sẻ.

Nỗi khát khao được trở thành con gái đã chiến thắng nỗi sợ hãi. La Lam gọi điện cho mẹ, chỉ dám nói “con có chút việc, nhờ mẹ xuống chăm sóc con một vài hôm”.

Chuyện người mẹ dân tộc Thái bắt xe khách đi hơn 200 cây số xuống Hà Nội chăm sóc con phẫu thuật chuyển giới

La Lam và mẹ Lường Thị Tiếng. Ảnh: NVCC

Mẹ của La Lam, bà Lường Thị Tiếng, sinh năm 1970, người dân tộc Thái đã bắt xe khách đi hơn hai trăm cây số xuống Hà Nội. Xuống đây, bà mới biết là chăm sóc con vì con đi làm phẫu thuật nâng ngực.

La Lam muốn rớt nước mắt khi nghe bố nói qua điện thoại: “Con đã quyết định như thế thì đó là mong ước của con. Giờ con phẫu thuật rồi thì chấp nhận con là con gái”. Ông dặn vợ: “Cứ ở đó chăm sóc con, việc đồng áng để tôi lo”.

Còn bà Lường, người mẹ quanh năm tần tảo ruộng nương ở vùng cao, trình độ học vấn thấp, mặc dù rất bất ngờ nhưng bà vẫn có cách suy nghĩ cởi mở trước quyết định này của con. Bà Lường chấp nhận cơ thể mới của con để con được toại nguyện. Bà chỉ mong ca phẫu thuật diễn ra thành công, không xảy ra bất cứ điều gì ngoài mong muốn.

“Thọ ơi, làm con gái khổ thế này, hay là thôi đừng phẫu thuật bên dưới nữa…”

Buổi chiều ngày 23/9/2017, La Lam chính thức bước vào cuộc phẫu thuật nâng ngực. “Lúc được nằm trên bàn mổ, thấy y tá cắm dịch truyền, sát khuẩn vùng ngực tôi mới an tâm ca phẫu thuật đã thành hiện thực. Nhìn dòng chảy trong dây truyền, tôi cứ ngỡ như một cuộc sống mới đang nhẹ nhàng chảy trong tôi”, La Lam nói.

Chuyện người mẹ dân tộc Thái bắt xe khách đi hơn 200 cây số xuống Hà Nội chăm sóc con phẫu thuật chuyển giới

Chuyện người mẹ dân tộc Thái bắt xe khách đi hơn 200 cây số xuống Hà Nội chăm sóc con phẫu thuật chuyển giới

Ca phẫu thuật nâng ngực, món quà ngày 20/10 dành cho cô gái chuyển giới. Ảnh: NVCC

Suốt mấy tiếng đồng hồ con ở trong phòng phẫu thuật, bà Lường sốt ruột đi lại. Có lúc, bà bật khóc. Tỉnh dậy, La Lam đã thấy mẹ ở bên cạnh. Bà lấy khăn mát lau mặt cho con.

“Mẹ ơi, con làm xong rồi à?”, La Lam thều thào hỏi. Câu đầu tiên bà Lường hỏi con là: “Có sao không?”. La Lam lắc đầu, cảm giác chỉ nhức một chút như kiến cắn. Ba ngày sau mổ, La Lam được tháo ống dẫn lưu và mặc áo định hình.

Chuyện người mẹ dân tộc Thái bắt xe khách đi hơn 200 cây số xuống Hà Nội chăm sóc con phẫu thuật chuyển giới

Nỗi khát khao lấn át cơn đau. La Lam cảm thấy vui vì được là con gái. Ảnh: NVCC

Nhưng La Lam vẫn chưa tự chủ được vệ sinh cá nhân nên mẹ đẻ vẫn phải chăm sóc từng ly từng tí. La Lam to cao hơn mẹ. Nâng con dậy đi vệ sinh, rồi tập ngồi, tập đi, bà Lường chưa bao giờ than thở mệt mỏi.

Trái lại, bà bắt đầu chia sẻ với con về việc làm con gái thì phải thế nào? Bà cứ dặn con không được sờ, không cần cố nhìn ngực vì sợ con đau. Bất chợt, bà nghĩ đến ca phẫu thuật bộ phận sinh dục còn lại trong tương lai.

Xót con đau đớn, có lúc bà bảo: “Thọ ơi, làm con gái khổ thế này, hay là thôi đừng phẫu thuật ở dưới nữa. Con đã là con gái rồi. Cứ thế này cũng được!”.

Mẹ cho con một hình hài nhưng sự đa dạng của giới tính đã đem con tới một cuộc đời khác. Rất hiếm người mẹ nào cởi mở chấp nhận, chăm sóc con sau phẫu thuật chuyển giới bằng cả tình yêu thương và sự tuân thủ tuyệt đối lời dặn dò của bác sĩ để có vòng một thật đẹp. Mời bạn đọc Em Đẹp.vn đón đọc kỳ tiếp theo.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


12 chòm sao phải trải qua bao nhiêu mối tình mới có được hạnh phúc thực sự?

Đọc nhiều nhất