Người nhận lại 10 triệu đồng đánh rơi: Chật vật mưu sinh 18 tiếng mỗi ngày
2014-10-16 14:48
- (Em đẹp) - Người phụ nữ nhận lại 10 triệu đồng đánh rơi có hoàn cảnh thật éo le và đang hàng ngày chật vật với cuộc mưu sinh.
Tin liên quan
Hành động cao đẹp của hai chiến sỹ công an là trung úy Đinh Cao Thắng và thượng sĩ Hoàng Lê Minh – đội CSGT số 14, phòng CSGT Hà Nội trả lại 10 triệu đồng nhặt được do một người dân đánh rơi khiến nhiều người thán phục và đáng ngợi ca. Được biết, trong khi đang làm nhiệm vụ, hai chiến sỹ này nhặt được bọc nilon đen, khi mở ra thấy có 10 triệu đồng và một cuốn sổ hộ khẩu (photo). Trung úy Thắng đã gọi vào số điện thoại kẹp trên bọc tiền để xác minh thông tin.
Chủ nhân bọc tiền đánh rơi là cô Bùi Thị Chín (Nam Định). Theo lời cô Chín, khi trên đường đi từ quê lên Hà Nội, cầm theo số tiền 10 triệu đồng vay được để đóng học cho con nhưng khi về đến nơi ở không thấy bọc tiền đâu. Tá hỏa và lo lắng, cô Chín đi trình báo với công an phường Hoàng Liệt. May mắn là trong khi trình báo, cô Chín nhận được điện thoại của trung úy Thắng. Sau khi tiến hành các thủ tục xác minh, hai chiến sỹ công an đã làm thủ tục trao trả số tiền 10 triệu đồng.
Chủ nhân bọc tiền đánh rơi là cô Bùi Thị Chín (Nam Định). Theo lời cô Chín, khi trên đường đi từ quê lên Hà Nội, cầm theo số tiền 10 triệu đồng vay được để đóng học cho con nhưng khi về đến nơi ở không thấy bọc tiền đâu. Tá hỏa và lo lắng, cô Chín đi trình báo với công an phường Hoàng Liệt. May mắn là trong khi trình báo, cô Chín nhận được điện thoại của trung úy Thắng. Sau khi tiến hành các thủ tục xác minh, hai chiến sỹ công an đã làm thủ tục trao trả số tiền 10 triệu đồng.
Mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng
Chiều ngày 15/10, theo sự chỉ dẫn của trung úy Đinh Cao Thắng (Đội CSGT số 14 – Tp. Hà Nội), phóng viên Emdep.vn đã tìm đến nơi cô Chín đang làm phục vụ và rửa bát thuê. Trông thấy khách đỗ xe vào quán, người phụ nữ chịu thương chịu khó quê ở xã Giao Lạc – Huyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định đon đả dọn bàn mời chúng tôi ngồi. Cả ngày đi thu mua đồng nát, tối lại phục vụ quán ăn suốt 8 tiếng đồng hồ nhưng cô Chín không hề tỏ ra mệt mỏi mà vẫn trò chuyện rất cởi mở.
Hỏi
ra mới biết, cô Chín còn có một cô con gái đầu sinh năm 1990 đã lấy
chồng nhưng lại ly thân gần một năm nay, kể từ khi cô gái mang thai đứa
con đầu lòng. Hiện tại, hai mẹ con cô cả đang ở cùng với bà ngoại
trong căn lều tạm bợ mà người cháu mượn được. Hàng ngày, người con gái
lớn phải gửi con vào nhà trẻ để đi buôn đồng nát cùng mẹ.
Có lẽ vì sợ không kìm được nước mắt nên vừa kể xong câu chuyện của người con gái đầu, cô Chín đã vội vã đứng lên đi lau dọn bàn ghế cho khách ngồi. Một phần vì sợ chủ quán phàn nàn, nhưng phần nhiều có lẽ vì "làm cho vơi nỗi buồn" như cô tâm sự.
Quanh năm vất vả
Những bài viết khác có thể bạn quan tâm
Sự im lặng đáng sợ của cô bé bị xâm hại suốt 2 năm
Ảnh: Trải lòng về cuộc sống của một trai bao
Sự im lặng đáng sợ của cô bé bị xâm hại suốt 2 năm
Ảnh: Trải lòng về cuộc sống của một trai bao
Chiều ngày 15/10, theo sự chỉ dẫn của trung úy Đinh Cao Thắng (Đội CSGT số 14 – Tp. Hà Nội), phóng viên Emdep.vn đã tìm đến nơi cô Chín đang làm phục vụ và rửa bát thuê. Trông thấy khách đỗ xe vào quán, người phụ nữ chịu thương chịu khó quê ở xã Giao Lạc – Huyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định đon đả dọn bàn mời chúng tôi ngồi. Cả ngày đi thu mua đồng nát, tối lại phục vụ quán ăn suốt 8 tiếng đồng hồ nhưng cô Chín không hề tỏ ra mệt mỏi mà vẫn trò chuyện rất cởi mở.
4 năm ở Hà Nội là 4 năm cơ cực với cô Chín. Để
có tiền trang trải cho cuộc sống và nuôi con ăn học, cô phải làm rất
nhiều công việc khác nhau. Từ thu mua đồng nát đến phụ quán cơm, quán
phở, quán nhậu, rửa bát... Từ khi người con trai ra Hà Nội học đại học,
cô chuyển về làng Đại Từ ở nhờ người cháu để tiện cho mẹ con qua lại. Cô
chia sẻ: "Cháu cô cũng đang đi ở nhờ
để bán trà đá chứ có phải là nhà riêng đâu. Nói là nhà nhưng chỉ là chỗ
mấy người dựng lên ở tạm thôi. Cô tính mấy hôm nữa tìm cái nhà trọ nho
nhỏ để cả nhà về đấy ở luôn".
Cô Chín làm công việc rửa bát sau giờ đi thu mua đồng nát.
Hàng ngày, cô Chín phải dậy từ 5 giờ sáng để đi thu mua đồng nát. Cả ngày quần quật nhiều nhất cũng chỉ kiếm được 100.000 đồng, còn đa số chỉ từ 60.000 đồng – 70.000 đồng. Chừng đó thời gian làm việc với một người phụ nữ đã là quá mức nhưng cuối giờ chiều cô lại tiếp tục làm việc ở quán nướng gần cổng làng Đại Từ. Với số tiền công ít ỏi chỉ có 100.000 đồng/ngày nhưng cô Chín phải làm tất cả mọi việc như lau bàn ghế, bưng bê cho khách, quét dọn quán, rửa bát... từ 17 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau. Dù một ngày chỉ được ngủ hơn 4 tiếng đồng hồ nhưng người phụ nữ tần tảo không bao giờ biết mệt. Cô nghẹn ngào: "Đi làm cho vơi đi nỗi buồn. Gia đình đã như vậy, nay lại thêm chuyện hôn nhân của con gái đầu không suôn sẻ khiến cô càng thêm buồn. Nhưng cũng phải cố gắng thôi...".
Cô Chín làm công việc rửa bát sau giờ đi thu mua đồng nát.
Hàng ngày, cô Chín phải dậy từ 5 giờ sáng để đi thu mua đồng nát. Cả ngày quần quật nhiều nhất cũng chỉ kiếm được 100.000 đồng, còn đa số chỉ từ 60.000 đồng – 70.000 đồng. Chừng đó thời gian làm việc với một người phụ nữ đã là quá mức nhưng cuối giờ chiều cô lại tiếp tục làm việc ở quán nướng gần cổng làng Đại Từ. Với số tiền công ít ỏi chỉ có 100.000 đồng/ngày nhưng cô Chín phải làm tất cả mọi việc như lau bàn ghế, bưng bê cho khách, quét dọn quán, rửa bát... từ 17 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau. Dù một ngày chỉ được ngủ hơn 4 tiếng đồng hồ nhưng người phụ nữ tần tảo không bao giờ biết mệt. Cô nghẹn ngào: "Đi làm cho vơi đi nỗi buồn. Gia đình đã như vậy, nay lại thêm chuyện hôn nhân của con gái đầu không suôn sẻ khiến cô càng thêm buồn. Nhưng cũng phải cố gắng thôi...".
Có lẽ vì sợ không kìm được nước mắt nên vừa kể xong câu chuyện của người con gái đầu, cô Chín đã vội vã đứng lên đi lau dọn bàn ghế cho khách ngồi. Một phần vì sợ chủ quán phàn nàn, nhưng phần nhiều có lẽ vì "làm cho vơi nỗi buồn" như cô tâm sự.
Quanh năm vất vả
Nhắc lại hành động cao đẹp của chiến sỹ công an trả lại 10 triệu đồng nhặt được, cô Chín vẫn bày tỏ sự cảm kích và xúc động. Khi không thấy bọc tiền đâu, cô Chín bủn rủn tay chân vì số tiền đó quá lớn với một người lao động chỉ kiếm được trên dưới 100.000 đồng/ngày. Cô Chín là con út trong một gia đình có 9 người con gái. Những tưởng con út sẽ giàu theo quan niệm của dân gian và cuộc đời cũng tròn trĩnh như cái tên cha mẹ đặt cho cô, nhưng mọi thứ hoàn toàn ngược lại.
Theo lời kể của cô, cách đây 4 năm, cả hai vợ chồng lặn lội lên Hà Nội kiếm tiền nuôi người con gái thứ hai ăn học. Trong khi con gái lớn vừa tốt nghiệp Cao đẳng Công nghiệp và chưa có việc làm ổn định thì cậu con trai út lại vào học ở Đại học Thăng Long. Mặc dù biết học ở đây sẽ tốn rất nhiều tiền nhưng người mẹ tần tảo vẫn quyết tâm cho con đi học với mong ước thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Cô Chín cho biết: "Làm việc để vơi đi nỗi buồn".
Cô tâm sự: "Con trai tôi thi đại học lần này là lần thứ hai nhưng cũng không đỗ nguyện vọng 1, cho nên phải xét tuyển nguyện vọng 2 vào Đại học Thăng Long. Nhà có mỗi 1 đứa con trai nên phải cố gắng cho cháu học hành đến nơi đến chốn, để sau này không vất vả như mẹ. Số tiền 10 triệu đánh rơi ở bến xe Nước Ngầm và được các chú công an trả lại hôm trước là cô về nhà vay anh em lên đóng tiền học cho con. Mới kỳ đầu tiên đã hết 8 triệu tiền học phí rồi, không biết những kỳ sau sẽ như thế nào đây...”.
Người mẹ nào trên đời cũng mong con ngoan ngoãn, thành đạt. Người vợ nào trên đời cũng mong có một mái ấm yên vui. Thế nhưng, với cô Chín, niềm vui là một món quà quá đỗi xa xỉ. Được biết, chồng cô làm nghề xe ôm ở bến Giáp Bát nhưng không mấy khi về thăm gia đình. Chồng vắng nhà biền biệt, một mình cô Chín phải nuốt nước mắt ngậm ngùi gồng gánh cả một gia đình.
Nhắc đến chồng, cô Chín chỉ biết thở dài: "Trước đến giờ, chú nhà cô đã uống nhiều rượu rồi. Trước đây ở quê còn đánh cô. Nhưng từ khi lên Hà Nội thì không dám nữa, rượu cũng uống ít hơn vì sợ công an bắt phạt. Cô và cả gia đình nội, ngoại đều khuyên ngăn nhưng không được...".
Nhắc đến chồng, cô Chín chỉ biết thở dài: "Trước đến giờ, chú nhà cô đã uống nhiều rượu rồi. Trước đây ở quê còn đánh cô. Nhưng từ khi lên Hà Nội thì không dám nữa, rượu cũng uống ít hơn vì sợ công an bắt phạt. Cô và cả gia đình nội, ngoại đều khuyên ngăn nhưng không được...".
Ngày 20/10 sắp đến nhưng khi được hỏi về ngày này, cô Chín lại vô tư trả lời: "Ngày đó có cái gì à cháu? Cô mải làm quá nên không để ý nữa!". Một năm chỉ có hai ngày dành cho người phụ nữ, thế mà cô không biết đến ngày Phụ nữ Việt Nam hay vì cuộc sống quá vất vả khiến người mẹ hiền không còn để ý đến những gì xung quanh ngoài cơm, áo, gạo, tiền? Mong ước duy nhất của cô Chín là gia đình sẽ được sống sung túc hơn, nhưng cũng chưa biết lúc nào sẽ có được..."
Tâm Trí
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
4 scandal chấn động nhất của showbiz Hoa ngữ nửa đầu năm 2021