Nghề khuôn bánh trung thu cũng lắm công phu!
2014-09-02 20:54
- (Em đẹp) - Ngôi nhà rộng chừng 10m2 treo đủ các loại khuôn bánh hình cá chép, chữ thọ lồng, hoa cúc… những sản phẩm phục vụ rằm tháng Tám.
Tin liên quan
Con phố “mộc” như Tô Tịch hay Hàng Quạt (Hà Nội) nổi tiếng với nghề tiện và làm khuôn bánh nhưng hiện tại nó chỉ còn trong kí ức. Cả hai dãy phố chỉ còn vài hộ gia đình theo nghề, còn lại được thương mại hóa bởi nhà hàng, khách sạn hạng sang. Sở dĩ còn một số nghề truyền thống còn tồn tại được trong khu phố cổ là do những người làm nghề vẫn tâm huyết.
>>> Trung thu với đèn lồng, đèn kéo quân, rộn ràng khắp nơi
>>> Trung thu với đèn lồng, đèn kéo quân, rộn ràng khắp nơi
Làm khuôn bánh lắm kỳ công
Sau nhiều lần tìm đường và dò hỏi, chúng tôi có mặt tại căn nhà số 59, phố Hàng Quạt (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Một người đàn ông trung niên dáng người mảnh khảnh, nước da sạm đen ra đón chúng tôi. Ông là Phạm Văn Quang, một trong những người thợ cuối cùng tại phố cổ còn giữ được nghề và quyết sống chết với nghề, rất nhiều cửa hàng làm bánh nổi tiếng từng mua khuôn bánh ở đây.
Ngôi nhà số 59 (Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn còn lưu giữ được nghề làm khuôn bánh mỗi dịp trung thu về.
Các loại khuôn bánh truyền thống như cá chép, hoa cúc, chữ thọ lồng được chủ nhân treo la liệt trên tường
Trong căn nhà rộng chừng 10m2, treo đủ các loại khuôn bánh hoàn thiện, có sản phẩm còn đang thực hiện dở, ông Quang cho biết, những năm 60 thế kỷ trước khi còn đỉnh cao của nghề tiện, con phố nhỏ này sản xuất quanh năm không hết việc. Khách mang vật liệu thô tới, nghệ nhân tiện sẽ gia công theo ý muốn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do nền kinh thế thị trường phát triển, nghề tiện, nghề làm khuôn bánh dần mai một.
Khi hỏi về các công đoạn làm nên một chiếc khuôn làm bánh, ông Quang kể, để sản xuất được chiếc khuôn hoàn chỉnh, trước hết người thợ phải dùng máy cắt gỗ thật khéo để phù hợp và đúng bản vẽ. Công đoạn đục sản phẩm cũng vô cùng quan trọng. “Để làm ra được một chiếc khuôn bánh cần từ 1 – 3 tiếng đồng hồ, tùy vào độ phức tạp của từng loại khuôn. Phần cán cầm phải dùng máy tiện tròn để người thợ làm bánh dễ dàng sử dụng. Nếu đục hơi sâu hoặc hơi nông một chút, hoa văn sẽ bị thay đổi và trọng lượng bánh cũng thay đổi theo. Vì vậy, khuôn đẹp hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào người thợ”, ông Quang chia sẻ.
Mỗi chiếc khuôn bánh đòi hỏi sự tỉ mẩn từng chút của người thợ. Vì là gia đình làm lâu năm nên đòi hỏi các bước phải thật sự cẩn thận để khuôn vừa vặn, hoa văn đẹp, bánh làm ra đạt chất lượng đẹp. Vì vậy, để hoàn thành mỗi chiếc khuôn, người làm sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ.
Khi hỏi về các công đoạn làm nên một chiếc khuôn làm bánh, ông Quang kể, để sản xuất được chiếc khuôn hoàn chỉnh, trước hết người thợ phải dùng máy cắt gỗ thật khéo để phù hợp và đúng bản vẽ. Công đoạn đục sản phẩm cũng vô cùng quan trọng. “Để làm ra được một chiếc khuôn bánh cần từ 1 – 3 tiếng đồng hồ, tùy vào độ phức tạp của từng loại khuôn. Phần cán cầm phải dùng máy tiện tròn để người thợ làm bánh dễ dàng sử dụng. Nếu đục hơi sâu hoặc hơi nông một chút, hoa văn sẽ bị thay đổi và trọng lượng bánh cũng thay đổi theo. Vì vậy, khuôn đẹp hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào người thợ”, ông Quang chia sẻ.
Mỗi chiếc khuôn bánh đòi hỏi sự tỉ mẩn từng chút của người thợ. Vì là gia đình làm lâu năm nên đòi hỏi các bước phải thật sự cẩn thận để khuôn vừa vặn, hoa văn đẹp, bánh làm ra đạt chất lượng đẹp. Vì vậy, để hoàn thành mỗi chiếc khuôn, người làm sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ.
Ông Phạm Văn Quang (59 tuổi) có thâm niên hơn 30 năm làm khuôn bánh.
Khuôn bánh được xếp la liệt trên sàn nhà. Mỗi sản phẩm có giá dao động trong khoảng 300 - 350 nghìn.
Thời xa xưa, phố cổ Hà Nội tập trung rất nhiều nghề thủ công. Những người thợ thủ công từ khắp nơi mang sản phẩm đặc trưng của quê hương mình lên Hà Nội kiếm sống. Gia đình ông Quang cũng là một trong những trường hợp như thế. Ông cho biết, bản thân ông là người quê gốc Thường Tín, tổ tiên ông đưa nghề làm khuôn bánh lập nghiệp ở phố Hàng Quạt từ những năm 1960 – 1970 của thế kỉ trước.
Trước đây, thời con trai trẻ, ông cũng làm đủ các thứ nghề từ đi buôn, làm thuê nhưng cuối cùng lại bén duyên với nghề làm khuôn bánh. "Người thợ giỏi làm khuôn giỏi thì trước hết phải thông thạo nghề mộc, giỏi nghề điêu khắc rồi mới sáng tạo ra các khuôn bánh đẹp mắt phục vụ thị trường”, ông Quang nói. Ngoài ra, thợ làm khuôn phải biết làm bánh, biết tính trọng lượng để người làm bánh không bị lỗ. Có như thế mới sáng tạo ra khuôn bánh đúng kích cỡ và giữ được khách hàng. Vì vậy, cần phải trở thành thợ làm bánh trước khi thành thợ làm khuôn.
Trước đây, thời con trai trẻ, ông cũng làm đủ các thứ nghề từ đi buôn, làm thuê nhưng cuối cùng lại bén duyên với nghề làm khuôn bánh. "Người thợ giỏi làm khuôn giỏi thì trước hết phải thông thạo nghề mộc, giỏi nghề điêu khắc rồi mới sáng tạo ra các khuôn bánh đẹp mắt phục vụ thị trường”, ông Quang nói. Ngoài ra, thợ làm khuôn phải biết làm bánh, biết tính trọng lượng để người làm bánh không bị lỗ. Có như thế mới sáng tạo ra khuôn bánh đúng kích cỡ và giữ được khách hàng. Vì vậy, cần phải trở thành thợ làm bánh trước khi thành thợ làm khuôn.
Khuôn bánh hình cá chép được làm khá tinh xảo. Đây cũng là mặt hàng được nhiều người lựa chọn để lưu giữ chút hương vị truyền thống.
Các dụng đục, đẽo được ông Quang xếp khá ngay ngắn trên mặt bàn trước khi bước vào sản xuất một sản phẩm mới.
Những mặt hàng do ông Quang sản xuất luôn có giá thành cao hơn so với các nơi khác. Những mẫu khuôn với tên mỹ miều như cá chép trông trăng, cá cắn tiền... là "đứa con tinh thần" mà thợ khuôn bánh để lại. Ngoài độ bền đẹp, vật liệu làm khuôn cũng được ông lưạ chọn kĩ lưỡng. Ông nói: “Có 2 loại gỗ chính dùng để làm khuôn bánh là gỗ thị già và gỗ xà cừ. Tuy nhiên, gỗ thị luôn được tôi ưu tiên sử dụng do mặt gỗ mịn, khá bền chắc. Khi sản xuất, bề mặt bánh rất mịn, không bị thô, ráp”.
“Dễ làm khó ăn, khó làm dễ ăn”
Đây là câu nói quen thuộc của ông Quang mỗi khi nhắc tới cơ duyên với nghề làm khuôn bánh. Ông Quang cho biết, để sống được với nghề người thợ phải không ngừng tìm tòi, học hỏi và sáng tạo ra cái mới. Có như vậy mới sống tốt, sống khỏe với nghề. Những sản phẩm người thợ làm ra không… đụng hàng. “Một người thợ giỏi phải có những sản phẩm của riêng mình. Làm như vậy mới mới chiếm được thị phần lớn và khách hàng cũng luôn sẵn sàng bỏ tiền ra mua”, ông Quang nói.
Có 2 loại gỗ chính dùng để làm khuôn bánh là gỗ thị già và gỗ xà cừ.
Gỗ thị luôn được ông Quang ưu tiên sử dụng do mặt gỗ mịn, khá bền chắc. Khi sản xuất, bề mặt bánh rất mịn, không bị thô, ráp.
Ông Quang kể, trước đây, mỗi khi muốn nghĩ ra một sản phẩm mới, ông thường đạp xe lang thang khắp phố phường Hà Nội để lấy cảm hứng. Vào ngày giáp Tết cách đây 3 năm, trong một lần đi chọn mua lịch, ông quan sát thấy bìa lịch nào cũng có chữ “phúc”. “Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hạnh phúc tròn đầy. Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất lịch lại cho chữ phúc dập nổi trên mỗi quyển lịch. Về nhà tôi áp dụng làm chữ “phúc” lên khuôn bánh và người tiêu dùng đánh giá khá cao”, ông Quang chia sẻ một kỉ niệm trong suốt quãng thời gian hơn 30 năm làm bánh.
Chị Dân (Từ Liêm, Hà Nội) là một trong số rất nhiều khách hàng quen của ông Quang. Chị Dân cho biết, năm nào chị cũng đặt 10 chiếc khuôn bánh.
Những sản phẩm của ông Quang đều được đóng logo bằng... bút vẽ để tránh "đụng hàng" với các xưởng sản xuất khác.
Cũng theo ông Quang, nghề nào cũng cần phải có sự đầu tư. Đặc biệt là khi bị hàng Trung Quốc cạnh tranh và lấn lướt. Khách hàng bây giờ kĩ tính và đòi hỏi rất cao. Mỗi năm, ông lại nghĩ ra một sản phẩm mới để giữ khách. Ông nói: “Năm nay, tôi làm ra một chiếc khuôn “hai trong một”. Vừa để làm bánh nướng, bánh dẻo; vừa để đóng xôi mang đi lễ chùa hoặc cúng ở nhà. Chiếc khuôn này có kích thước vừa phải. Rất phù hợp với các bà nội trợ”.
Hoàng Sa
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Top 3 chòm sao có vẻ ngoài lạnh lùng như băng nhưng trái tim đa sầu, đa cảm