Nếu bị sốt xuất huyết, đừng tự tiện truyền dịch!
2014-07-25 13:54
- (Em đẹp) - 2 ngày qua, 8 trường hợp mắc sốt xuất huyết đã được Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội ghi nhận mới đây. Đây là ổ dịch đầu tiên trong năm 2014 ở Hà Nội.
Tin liên quan
Đầu năm đến nay, cả thành phố có 86 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Để có những lưu ý cần thiết về sốt xuất huyết, phóng viên Emdep.vn đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư (PGS) - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà (Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương) về căn bệnh này.
- Vừa qua có môt số trường hợp ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) được phát hiện bị sốt xuất huyết, theo PGS, so với năm ngoái và các năm trước, ổ dịch này có phải bất thường vào thời điểm này?
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương lưu hành dịch sốt xuất huyết lớn. Tuy nhiên, ở nước ta, khu vực phía Nam mức độ sốt xuất huyết nhiều hơn. Còn phía Bắc nặng nhất là Hà Nội và một số tỉnh ven biển miền Trung. Ở khu vực miền Bắc, có mùa đông lạnh nên việc lưu hành dịch sốt xuất huyết không đều đặn, có những năm dịch lớn có những năm dich nhỏ, không thường xuyên…
Chúng ta từng chứng kiến đợt dịch sốt xuất huyết lớn ở miền Bắc tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2009. Năm nay là năm 2014, về quy luật dịch có thể có khả năng bùng phát dịch năm nay hoặc năm sau.
Ở phía Bắc, dịch sốt xuất huyết muộn hơn thường là từ tháng 7 đến tháng 12, trong đó đỉnh dịch tập trung vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Hiện tại, ở Hà Nội, bắt đầu có các ca sốt xuất huyết nhưng chưa nhiều. Với các triệu chứng ban đầu như sốt cao, đau đầu, mỏi tay chân và cơ thể, nếu xét nghiệm máu có thể phát hiện ra. Với sốt xuất huyết có nhiều thể lâm sàng khác nhau như có thể bị sốt xuất huyết nhưng không sốt, có thể sốt kèm biến chứng đau đầu, mỏi cơ thể.
Với các trường hợp bị sốt xuất huyết ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) mới đây là bình thường hàng năm, không có gì là bất thường về quy luật.
Với sốt xuất huyết có nhiều thể lâm sàng khác nhau như có thể bị sốt xuất huyết nhưng không sốt, có thể sốt kèm biến chứng đau đầu, mỏi cơ thể, phát ban. (Ảnh: Nhietkedientu)
- Đến thời điểm này, theo đánh giá của PGS, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội như thế nào?
Năm nay, chưa có trường hợp nào mắc sốt xuất huyết bị biến chứng nặng. Phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) vừa phát hiện 8 ca bị sốt xuất huyết là nhóm dịch nhỏ. Tuy nhiên, cần điều tra về muỗi ở khu vực đó, kiểm tra các dụng cụ chứa nước hay nơi có nước đọng xem có bọ gậy hay không. Với 8 ca bị mắc sốt xuất huyết cũng cần điều tra dịch tễ cẩn thận, nếu không được kiểm soát và đánh giá thì nguy cơ bùng thành dịch lớn, số người bị tăng lên.
Hà Nội là nơi có đặc điểm dễ bị sốt xuất huyết, đặc biệt ở những vùng đô thị mới. Vì những khu vực này mới được mở rộng, quá trình đô thị hóa dẫn đến hệ thống hạ tầng hay thoát nước chưa hoàn chỉnh sẽ là điều kiện để muỗi để trứng. Mặt khác, đây cũng là khu vực có biến động dân cư, nhiều người tìm thuê trọ vì giá rẻ hơn trong nội thành.
Thông thường các ca nặng chỉ chiếm 15% trong tổng số những trường hợp bị sốt xuất huyết. Cái khó là không biết ca nào sẽ dẫn đến nặng hay không, điều đó phụ thuộc vào quá trình theo dõi, không ai nói trước được. Tuy nhiên, quy mô dịch càng lớn thì số ca nặng càng nhiều. Vì vậy, hạn chế được quy mô dịch thì ca nặng sẽ ít hơn, tử vong thấp, bệnh viện không bị quá tải.
- Nếu bị biến chứng do sốt xuất huyết, sự nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết khi biến chứng gây cô đặc máu, tụt huyết áp, gây sốc, chảy dịch ra ngoài…Trong lúc tiểu cầu giảm thì phải truyền tiểu cầu. Biến chứng gây tổn thương gan, não, tim, phổi… dễ dẫn đến tử vong. Điều đáng nói là sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát diễn tiến của bệnh.
- Một số người vẫn hay truyền dịch khi bị sốt xuất huyết, theo PGS điều này có nên?
Tự tiện truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết rất dễ bị sốc. Nguy nhân do virus gây sốt xuất huyết tác động lên hệ thống miễn dịch, phá vỡ các tế bào làm giải phóng các chất hóa học trung gian. Nếu trong thời điểm đó, cơ thể sốt cao lại truyền dịch vào rất dễ dẫn đến sốc, tức là cơ thể tăng nhiệt lên 40 - 41 độ C làm rối loạn.
- Như vậy, khi bị sốt xuất huyết cần chú ý về cách xử trí, ăn uống và nghỉ ngơi, thưa PGS?
Khi có triệu chứng sốt phải đi khám để được xác định có chính xác có phải bị sốt xuất huyết hay không. Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm làm công thức máu, xác định số lượng bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số hemartocrit. Nếu được xác định bị sốt xuất huyết cần nghỉ ngơi, ăn uống, nếu sau 2-3 ngày vẫn tiếp tục sốt cao thì phải tái khám để có chỉ định cụ thể.
- PGS có thể chia sẻ những cách để phòng chống sốt xuất huyết không?
Phòng bệnh sốt xuất huyết, quan trọng là giữ vệ sinh chung, không để ao tù nước đọng, các dụng cụ bị chứa nước đọng. Thực hiện ngủ màn, dùng các biện pháp diệt muỗi. Để phòng sốt xuất huyết cần ý thức chung của cả cộng đồng, ý thức của người dân.
(Ảnh: Binhdinh)
Trong giai đoạn này, bạn nên thực hiện ngủ màn, dùng các biện pháp diệt muỗi đúng cách để tránh nhiễm bệnh sốt xuất huyết nhé! (Ảnh: Motthegioi)
Xin cảm ơn PGS đã trả lời phỏng vấn!
- Vừa qua có môt số trường hợp ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) được phát hiện bị sốt xuất huyết, theo PGS, so với năm ngoái và các năm trước, ổ dịch này có phải bất thường vào thời điểm này?
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương lưu hành dịch sốt xuất huyết lớn. Tuy nhiên, ở nước ta, khu vực phía Nam mức độ sốt xuất huyết nhiều hơn. Còn phía Bắc nặng nhất là Hà Nội và một số tỉnh ven biển miền Trung. Ở khu vực miền Bắc, có mùa đông lạnh nên việc lưu hành dịch sốt xuất huyết không đều đặn, có những năm dịch lớn có những năm dich nhỏ, không thường xuyên…
Chúng ta từng chứng kiến đợt dịch sốt xuất huyết lớn ở miền Bắc tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2009. Năm nay là năm 2014, về quy luật dịch có thể có khả năng bùng phát dịch năm nay hoặc năm sau.
Ở phía Bắc, dịch sốt xuất huyết muộn hơn thường là từ tháng 7 đến tháng 12, trong đó đỉnh dịch tập trung vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Hiện tại, ở Hà Nội, bắt đầu có các ca sốt xuất huyết nhưng chưa nhiều. Với các triệu chứng ban đầu như sốt cao, đau đầu, mỏi tay chân và cơ thể, nếu xét nghiệm máu có thể phát hiện ra. Với sốt xuất huyết có nhiều thể lâm sàng khác nhau như có thể bị sốt xuất huyết nhưng không sốt, có thể sốt kèm biến chứng đau đầu, mỏi cơ thể.
Với các trường hợp bị sốt xuất huyết ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) mới đây là bình thường hàng năm, không có gì là bất thường về quy luật.
Với sốt xuất huyết có nhiều thể lâm sàng khác nhau như có thể bị sốt xuất huyết nhưng không sốt, có thể sốt kèm biến chứng đau đầu, mỏi cơ thể, phát ban. (Ảnh: Nhietkedientu)
- Đến thời điểm này, theo đánh giá của PGS, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội như thế nào?
Năm nay, chưa có trường hợp nào mắc sốt xuất huyết bị biến chứng nặng. Phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) vừa phát hiện 8 ca bị sốt xuất huyết là nhóm dịch nhỏ. Tuy nhiên, cần điều tra về muỗi ở khu vực đó, kiểm tra các dụng cụ chứa nước hay nơi có nước đọng xem có bọ gậy hay không. Với 8 ca bị mắc sốt xuất huyết cũng cần điều tra dịch tễ cẩn thận, nếu không được kiểm soát và đánh giá thì nguy cơ bùng thành dịch lớn, số người bị tăng lên.
Hà Nội là nơi có đặc điểm dễ bị sốt xuất huyết, đặc biệt ở những vùng đô thị mới. Vì những khu vực này mới được mở rộng, quá trình đô thị hóa dẫn đến hệ thống hạ tầng hay thoát nước chưa hoàn chỉnh sẽ là điều kiện để muỗi để trứng. Mặt khác, đây cũng là khu vực có biến động dân cư, nhiều người tìm thuê trọ vì giá rẻ hơn trong nội thành.
Thông thường các ca nặng chỉ chiếm 15% trong tổng số những trường hợp bị sốt xuất huyết. Cái khó là không biết ca nào sẽ dẫn đến nặng hay không, điều đó phụ thuộc vào quá trình theo dõi, không ai nói trước được. Tuy nhiên, quy mô dịch càng lớn thì số ca nặng càng nhiều. Vì vậy, hạn chế được quy mô dịch thì ca nặng sẽ ít hơn, tử vong thấp, bệnh viện không bị quá tải.
- Nếu bị biến chứng do sốt xuất huyết, sự nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết khi biến chứng gây cô đặc máu, tụt huyết áp, gây sốc, chảy dịch ra ngoài…Trong lúc tiểu cầu giảm thì phải truyền tiểu cầu. Biến chứng gây tổn thương gan, não, tim, phổi… dễ dẫn đến tử vong. Điều đáng nói là sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát diễn tiến của bệnh.
- Một số người vẫn hay truyền dịch khi bị sốt xuất huyết, theo PGS điều này có nên?
Tự tiện truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết rất dễ bị sốc. Nguy nhân do virus gây sốt xuất huyết tác động lên hệ thống miễn dịch, phá vỡ các tế bào làm giải phóng các chất hóa học trung gian. Nếu trong thời điểm đó, cơ thể sốt cao lại truyền dịch vào rất dễ dẫn đến sốc, tức là cơ thể tăng nhiệt lên 40 - 41 độ C làm rối loạn.
- Như vậy, khi bị sốt xuất huyết cần chú ý về cách xử trí, ăn uống và nghỉ ngơi, thưa PGS?
Khi có triệu chứng sốt phải đi khám để được xác định có chính xác có phải bị sốt xuất huyết hay không. Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm làm công thức máu, xác định số lượng bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số hemartocrit. Nếu được xác định bị sốt xuất huyết cần nghỉ ngơi, ăn uống, nếu sau 2-3 ngày vẫn tiếp tục sốt cao thì phải tái khám để có chỉ định cụ thể.
- PGS có thể chia sẻ những cách để phòng chống sốt xuất huyết không?
Phòng bệnh sốt xuất huyết, quan trọng là giữ vệ sinh chung, không để ao tù nước đọng, các dụng cụ bị chứa nước đọng. Thực hiện ngủ màn, dùng các biện pháp diệt muỗi. Để phòng sốt xuất huyết cần ý thức chung của cả cộng đồng, ý thức của người dân.
(Ảnh: Binhdinh)
Trong giai đoạn này, bạn nên thực hiện ngủ màn, dùng các biện pháp diệt muỗi đúng cách để tránh nhiễm bệnh sốt xuất huyết nhé! (Ảnh: Motthegioi)
Xin cảm ơn PGS đã trả lời phỏng vấn!
Nam Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Suzy, Yoona bật mí cách mix chân váy chữ A trẻ như nữ sinh